Thứ tư, 24/04/2024 22:30 (GMT+7)

Cải tạo sông Tô Lịch phải lưu giữ giá trị lịch sử văn hóa Thủ đô

Lam Vy -  Thứ bảy, 19/09/2020 09:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Tuy nhiên, theo tôi sông là sông, không thể biến sông thành công viên được, sông gắn với truyền thống lịch sử văn hóa của Hà Nội thì cố gắng giữ gìn"

Sông Tô Lịch nhiều năm qua đã trở thành dòng sông “chết”, bởi mỗi ngày, con sông hứng trực tiếp 150.000 m3 nước thải sinh hoạt của một triệu cư dân thành phố.

Dọc khúc sông dài 14 km từ Cầu Giấy đến Thanh Trì có 280 cống xả thải. Những họng cống hình tròn, hình hộp, rộng từ một đến 5 mét, nằm trên thân bờ kè, cách nhau khoảng 50 mét.

Dòng nước đen mà Tô Lịch tiếp nhận chỉ là 1/6 lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày ở Hà Nội. Mỗi ngày, người dân thủ đô giật bồn cầu, nấu ăn, tắm giặt... xả ra khoảng 900.000 m3 nước thải sinh hoạt. Chưa kể, còn khoảng 300.000 m3 nước thải công nghiệp, y tế, làng nghề. Hơn 2.000 cơ sở sửa chữa, rửa xe, kinh doanh xăng dầu thải trực tiếp dầu, mỡ ra hệ thống thoát nước.

Chính vì sự ô nhiễm nghiêm trọng đó mà có rất nhiều đề xuất muốn “hồi sinh” sông Tô Lịch. Mới đây nhất là đề xuất của JVE muốn cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh.

Phối cảnh của sông Tô Lịch khi thành công viên văn hóa- lịch sử- tâm linh. ( Ảnh JVE)

Ngay sau khi đề xuất này được đưa ra đã có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực môi trường và lĩnh vực nước đưa ra. Nhìn chung, các chuyên gia đều rất hoan nghênh với ý tưởng của doanh nghiệp khi có mong muốn cải tạo sông Tô Lịch nhưng phải nhìn nhận dưới nhiều góc độ mới có thể đánh giá được đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử- văn hóa- tâm linh có khả thi và phù hợp với dòng sông Tô Lịch hay không?

PV Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với GS.TS Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường trực thuộc Hội Cấp thoát nước Việt Nam để có những góc nhìn khách quan hơn về đề xuất này. GS.TS Trần Đức Hạ chia sẻ:

“Theo cá nhân tôi, đề xuất cải tạo sông Tô Lịch là tốt, trước đây cũng từng có dự án cải tạo nhưng không thành, bây giờ JVE đề xuất giải pháp cải tạo này, đó là tốt. Tuy nhiên, theo tôi sông là sông, không thể biến sông thành công viên được, sông gắn với truyền thống lịch sử văn hóa của Hà Nội thì cố gắng giữ gìn, sông Tô Lịch gắn với nhiều dấu mốc lịch sử của thủ đô hơn 1000 năm nay và là nét văn hóa, hai khái niệm sông và công viên là khác nhau, đã là sông thì phải có dòng chảy, có bờ”.

Theo quy hoạch thoát nước Hà Nội thì đây là con sông để thu gom và xử lý nước thải và đồng thời bổ cập nước sạch từ sông hồng vào và nước sông Hồng khi bổ cập vào sông Tô Lịch phải qua xử lý để đảm bảo chất lượng nguồn nước ở sông. sau đó kết hợp với công viên văn hóa, giải trí dọc bờ sông, bờ sông phải có cây, có bờ.... Khi cải tạo cũng cần phải đảm bảo các tiêu chí về kỹ thuật cũng như phải giữ gìn những giá trị văn hóa lịch sử của sông Tô Lịch đã gắn liền với Hà Nội trong suốt quá trình lịch sử.

GS.TS Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường trực thuộc Hội Cấp thoát nước Việt Nam.

Được biết đề xuất cải tạo sông Tô Lịch của công ty JVE có nguồn vốn từ phía Nhật Bản. Khi bàn về nguồn vốn viện trợ của Nhật, ông Hạ cho biết:

“Nguồn tài chính để cải tạo sông Tô Lịch, có thể kêu gọi doanh nghiệp thì là tốt, tuy nhiên dự án của chính phủ Nhật Bản tài trợ thì phài có hiệp định của hai nước rõ ràng chứ không chỉ có mỗi ý kiến của phía công ty Việt Nhật. Đồng thời dự án phải phù hợp với quy hoạch, phải có dự án cụ thể và phải giữ đúng nguyên tắc sông là sông,  không thể sông là công viên tâm linh được. Sông gắn với lịch sử văn hóa của thủ đô Hà Nội. Khi xem qua hình ảnh giới thiệu mô hình, có thể thấy như vậy rất dễ phá hết cảnh quan, hệ sinh thái của sông Tô Lịch, nếu làm theo mô hình thì không phù hợp với sông, mà nó phù hợp với công viên, trong khi hai khái niệm sông và công viên là hoàn toàn khác nhau”.

Dự án này với 4 tiêu chí cụ thể: Không tác động đến khu dân cư, khu vực dọc chiều dài hai bên sông; Cải tạo theo kích thước thực tế, các khu vực hành lang dọc sông, kè bờ, lòng sông, phần tầng ngầm dưới lòng sông; Xử lý tận gốc mùi hôi thối và các nguồn gây ô nhiễm ở cả trong và ngoài sông; Xây dựng hệ thống giếng thu và đường hầm ngầm chống ngập cho toàn bộ lưu vực sông Tô Lịch; Xây dựng cảnh quan "Công viên Lịch sử-Văn hoá -Tâm linh Tô Lịch” .

Bạn đang đọc bài viết Cải tạo sông Tô Lịch phải lưu giữ giá trị lịch sử văn hóa Thủ đô. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành
Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.