Thứ sáu, 29/03/2024 23:00 (GMT+7)

GS.TSKH Trần Hữu Uyển: Nguồn nước sạch sông Đà không được đảm bảo

Khánh An -  Thứ ba, 15/10/2019 13:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Ngay cạnh nhà máy nước đó cũng có một nghĩa trang, nước rỉ rác và nước ngầm từ nghĩa trang đổ thẳng xuống dòng sông Đà".

Thời gian gần đây hàng nghìn người dân nội thành Hà Nội phản ánh nước sạch sông Đà có mùi lạ khiến người dân hoang mang, lo lắng không giám sử dụng nguồn nước.

Trong khi người dân lo lắng về chất lượng nước sinh hoạt thì các cơ quan của TP Hà Nội cũng như công ty nước sạch sông Đà không có bất cứ khuyến cáo hoặc thông tin nào liên quan để người dân yên tâm sử dụng.

Nguyên nhân ban đầu gây ra hiện tượng nước sinh hoạt ở Hà Nội bốc mùi là do đổ trộm dầu thải ở đầu nguồn sông Đà.

Mới đây, ngày 14/10, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cho biết, nguyên nhân ban đầu gây ra hiện tượng nước sinh hoạt ở Hà Nội bốc mùi là do đổ trộm dầu thải ở đầu nguồn sông Đà.

Tại buổi họp báo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) Hoàng Văn Thức cho biết: “Những ngày qua chất lượng nước ở phía Tây Hà Nội có bốc mùi, gây xôn xao dư luận. Ngay lập tức chúng tôi đã trao đổi với sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình và có những thông tin về nguyên nhân ban đầu.

Cụ thể, ở vùng thượng lưu Sông Đà nơi cung cấp nguồn nước cho nhà máy xử lý nước sạch cung cấp cho Hà Nội có con suối Trâm chảy ra kênh nơi dẫn nước vào nhà máy xử lý nước thải, tuy nhiên theo phản ánh của người dân phát hiện có 1 xe tải 2,5 tấn lớn đã đổ trộm dầu thải vào khu vực này thuộc địa bàn xã Phúc Tiến, Phú Minh”.

GS.TSKH Trần Hữu Uyển – nguyên Viện trưởng Viện Cấp thoát nước Việt Nam (Hội Cấp thoát nước Việt Nam).

Liên quan đến vấn đề này, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi trao đổi với GS.TSKH Trần Hữu Uyển – nguyên Viện trưởng Viện Cấp thoát nước Việt Nam (Hội Cấp thoát nước Việt Nam).

GS.TSKH Trần Hữu Uyển khẳng định, hiện tượng nước sinh hoạt ở Hà Nội bốc mùi là do đổ trộm dầu thải ở đầu nguồn sông Đà thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng đối với người dân.

Tuy nhiên, để chỉ rõ những ảnh hưởng gì thì phải chờ kết quả quan trắc mẫu nước thì chúng ta mới khẳng định được.

GS.TSKH Trần Hữu Uyển cũng cho biết: “Theo tôi thấy thì nguồn nước sông Đàđược Công ty cổ phần Nước sạch sông Đà khai thác, cung cấp cho hàng nghìn hộ dânở cácquận nội thành Hà Nội không hề được đảm bảo.

Tôi đã có dịp đi tham quan nhà máy nước sông Đà và thấy rằng, phía trên nhà máy nước cách khoảng 3-4km là bãi rác Dốc Búng – bãi rác duy nhất của TP Hòa Bình.

Ngay cạnh nhà máy nước đó cũng có một nghĩa trang, nước rỉ rác và nước ngầm từ nghĩa trang đổ thẳng xuống dòng sông Đà.

Và Công ty cổ phần nước sạch sông Đà lại sử dụng nguồn nước đó để xử lý và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Hà Nội”.

Bãi rác Dốc Búng - bãi rác duy nhất của TP Hòa Bình nằm ngay cạnh sông Đà, nước rỉ rác chạy trực tiếp xuống sông Đà.

Chia sẻ về việc sau khi có sự cố về việc đổ trộm dầu thải, nhà máy nước sông Đà đã dùng clo để sục, khử, GS.TSKH Trần Hữu Uyển cho rằng: “Clo là một chất dùng để sát trùng, chính vì vậy dùng nhiều quá cũng không tốt.

Trong khi đó, ống dẫn nước của nhà máy nước sông Đà lại được làm từ ống cột sợi thủy tinh, nếu dùng clo nhiều quá sẽ khiến ống bị mài mòn, ảnh hưởng đến chất lượng nước. Cái ống sợi thủy tinh này ở trên thế giới (như Pháp, Nhật,..) người ta chỉ sử dụng trong dẫn nước thải, dẫn nước kỹ thuật chứ không được phép dẫn nước sinh hoạt. Tôi cũng không hiểu vì sao mà Việt Nam chúng ta lại sử dụng nó”.

Theo GS.TSKH Trần Hữu Uyển, trước hết chúng ta phải tìm được đơn vị đổ trộm dầu thải ra nguồn nước. Và phải điều tra được động cơ đổ thải là gì và trong quá trình chờ kết quả phân tích nước, chúng ta cũng không nên sử dụng nguồn nước này.

Bạn đang đọc bài viết GS.TSKH Trần Hữu Uyển: Nguồn nước sạch sông Đà không được đảm bảo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới