Thứ tư, 24/04/2024 22:41 (GMT+7)

Nhức nhối nạn đổ trộm rác thải xây dựng, làm sao để không còn?

Lam Vy -  Thứ sáu, 21/08/2020 17:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thực trạng xử lý chất thải rắn xây dựng luôn là vấn đề nóng, nhức nhối của đời sống kinh tế xã hội Việt Nam.

Theo thống kê sơ bộ, mỗi ngày Hà Nội phát sinh khoảng trên 2.000 tấn chất thải xây dựng. Lâu nay, không ít chủ đầu tư đã tìm mọi cách để giảm chi phí xử lý chất thải nên đã đổ trộm chất thải xây dựng ra đường, khu đất trống, khu vực ít dân cư, khu vực có nhiều ao hồ… chính điều này đã gây ra nhiều hệ luỵ đối với xã hội như mất vệ sinh, ô nhiễm, bụi bẩn, ảnh hưởng tới cảnh quan Thành phố, đến sự phát triển hạ tầng đô thị trong tương lai.

 3 bãi chôn lấp được phép tiếp nhận đã gần quá tải

Hiện nay, các bãi chôn lấp cũ đã quá tải, các bãi mới theo quy hoạch chưa được triển khai, trong khi các dự án thí điểm xử lý theo công nghệ nghiền nhằm tái chế chất thải rắn xây dựng  lại đang vướng rất nhiều về thủ tục, cơ chế thực hiện. Từ thực trạng này, nguy cơ TP Hà Nội có thể sẽ phải đối mặt với việc quá tải chất thải rắn xây dựng trong thời gian ngắn tới đây.

Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, hiện nay chỉ còn 3 điểm được phép tiếp nhận xử lý chất thải rắn xây dựng, đó là bãi chôn lấp tại Nguyên Khê (Đông Anh) nhưng hiện bãi đã đầy và dự kiến sẽ dừng tiếp nhận vào cuối năm 2020.

Tình trạng đổ trộm chất thải rắn xây dựng đã và đang diễn ra thường xuyên ở các quận của Thành phố Hà Nội, gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường khiến người dân vô cùng bức xúc.

Ngoài ra, hai điểm tiếp nhận xử lý theo công nghệ nghiền nằm tại quận Hoàng Mai là khu đất ngoài bãi sông Hồng, dưới chân cầu Thanh Trì rộng 2,5ha thuộc phường Thanh Trì, do Công ty Cổ phần xử lý chất thải xây dựng và Đầu tư phát triển môi trường Hà Nội được giao và điểm tại nút giao 6,5ha Pháp Vân – Cầu Giẽ thuộc phường Hoàng Liệt do Công ty CP Dịch vụ Toàn Cầu thực hiện. Tuy nhiên, cả hai khu xử lý này cũng đã bắt đầu quá tải, không còn diện tích để chứa vật liệu đã được Công trình sử dụng vốn ngân sách xả thải nhiều nhất.

Mặc dù đã có quy hoạch từ năm 2014 nhưng đến nay, Hà Nội chưa triển khai được bất kỳ khu xử lý chất thải rắn xây dựng nào do vướng mắc về địa điểm điểm và ý kiến cộng đồng. Còn lại đối với các địa điểm là trạm trung chuyển, tiếp nhận xử lý tạm thời theo công nghệ nghiền đến nay cũng đang gặp rất nhiều khó khăn như cơ chế sử dụng đất, bao tiêu sản phẩm, đơn giá xử lý sản phẩm được nghiền.

Chính vì vậy tình trạng đổ trộm chất thải rắn xây dựng đã và đang diễn ra thường xuyên ở các quận của Thành phố Hà Nội, gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường khiến người dân vô cùng bức xúc. Điều đáng nói là các vụ việc trên chưa được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý triệt để.

Làm sao để Hà Nội không còn những bãi đổ trộm?

Làm sao để Hà Nội không còn những bãi đổ chất thải rắn xây dựng, làm sao để tình trạng đổ trộm được chấm dứt là câu hỏi mà rất khó có thể trả lời trong thời gian ngắn và trách nhiệm thuộc về ai khi để tình trạng này tiếp diễn. Trước đó vào cuối tháng 11/2019 khi có buổi trò chuyện với TS. Nghiêm Xuân Đạt - Nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Xã hội Hà Nội, hiện là Phó Chủ tịch Hiệp Hội Môi trường, Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam về việc "Rác là tài nguyên và cần sử dụng tài nguyên sao cho hợp lý", Ông Đạt cũng đã  có những chia sẻ về giải pháp hạn chế nạn đổ trộm chất thải rắn xây dựng, ông Đạt cho biết: 

Theo tôi, thứ nhất đối với các hành vi đổ phế thải, vật liệu xây dựng ra ngoài môi trường thì của phường nào thì lãnh đạo phường đó phải chịu trách nhiệm, công an phải chịu trách nhiệm.

Vì mỗi phường đều có UBND phường, lực lượng công an phường thì tại sao lại không thể xử lý được các hành vi đổ trộm đó. Chỗ nào hay đổ trộm thì phải gắn camera theo dõi để biết và xử lý. Cần  tuyên truyền, vận động người dân quan sát, theo dõi các hành vi đổ trộm và thông báo lại cho các cơ quan chức năng để xử lý.

 Theo thống kê sơ bộ, mỗi ngày Hà Nội phát sinh khoảng trên 2.000 tấn chất thải xây dựng.

Thứ hai, cần rà soát lại các quy định, nếu hình thức phạt không đủ sức răn đe để họ sợ thì cần phải nâng mức phạt. Trong việc này Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên Môi trường cần phải bổ sung thêm ý kiến để trình lên Quốc hội xem xét để chỉnh sửa luật".

Để sớm có phương án xử lý chất thải rắn xây dựng, tránh tình trạng quá tải, ùn ứ giống như rác thải sinh hoạt hiện nay, theo các chuyên gia môi trường, Hà Nội cần quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc tiến độ triển khai các dự án xử lý chất thải rắn xây dựng có công nghệ khép kín từ tái chế, tái sản xuất vật liệu xây dựng và kết hợp chôn lấp. Đồng thời, tiếp tục nhân rộng mô hình đề án thí điểm trạm trung chuyển và xử lý chất thải rắn xây dựng tại các cửa ngõ của Thành phố.

Bạn đang đọc bài viết Nhức nhối nạn đổ trộm rác thải xây dựng, làm sao để không còn?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành
Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.