Thứ sáu, 29/03/2024 14:26 (GMT+7)

Phát triển kinh tế tăng trưởng xanh để bảo vệ môi trường Việt Nam

Minh Anh -  Thứ hai, 28/10/2019 09:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việt Nam đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Liệu mô hình kinh tế xanh có hữu hiệu?

Như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu.Từ những nhu cầu thiết yếu mà lượng rác nhựa do con người thải ra, đã làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Diện mạo trái đất thay đổi khi bị phủ kín 4 lần diện tích bề mặt. Hiện có đến gần chục triệu tấn rác thải nhựa theo các giòng chảy trôi ra các đại dương.

Rác thải hiện diện khắp nơi 

Sự phát triển kinh tế của xã hội và cuộc sống trên toàn thế giới đang bị đe dọa trong từng tiếng “ tích tắc” của đồng hồ với từng khoảnh khắc của thời gian.  Thông tin này được Liên Hợp Quốc kiểm chứng và đánh giá khách quan qua thực tế của từng địa phương. Đây là một vấn nạn khi môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu cho toàn cầu.

Bắt nguồn từ quá trình sinh sống, lao động đến vui chơi của con người mà lượng rác thải nhựa phát sinh nhiều hay ít. Hành động này được thực hiện và tái diễn nhiều ngày khiến lượng rác thải tăng nhanh. Thế nhưng khi rác thải nhựa tăng nhanh thì thời gian phân hủy lại “tỷ lệ nghịch” nó kéo dài có khi lên đến hàng nghìn năm.

Ở những khu dân cư lao động, trong quá trình phục vụ dân sinh, môi trường không khí dễ bị ô nhiễm khi nguồn chất thải tăng lượng. Theo đó những mầm bệnh độc hại sẽ phát triển, sinh sôi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người đang cư ngụ nơi đây.

Ô nhiễm môi truờng ảnh huởng đến súc khỏe  con nguời  

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm có khoảng hơn 31,4 tỉ túi nilon bị thải ra nhưng chỉ có khoảng 17% trong số này được tái sử dụng, trung bình mỗi người sử dụng, thải bỏ 1 túi nilon/ngày. Được biết, rác thải nhựa ra đại dương lớn nhất chiếm tỷ lệ từ 55- 65 % hiện nay đang tập trung tại  05 quốc gia là Trung Quốc, Indonesia, Philippin, Việt Nam và Thái Lan. Nếu không có giảp pháp tích cực nào thì sẽ có trên 300 loài sinh vật biển vướng vào hệ lụy của rác thải nhựa đến thời điểm của năm 2030

Kênh rạch đầy rác thải nhựa sinh hoạt  

Đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa “di căn”. Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và giải quyết vấn nạn  từ nạn rác thải nhựa, một số tỉnh thành trên cả nước, cùng cộng đồng đã đóng góp những sáng kiến, mô hình. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa đạt được “ tín hiệu xanh”.

Được biết  trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm.

Nhìn đâu cũng thấy rác

Hiện chúng ta chưa tìm được sản phẩm nào để thay thế túi nilon từ giá thành đến sự tiện ích. Vì thế, lâu ngày những sản phẩm này trở thành thói quen cho người sử dụng và thị phần phục vụ với số lượng không tưởng. Thông tin từ  Hiệp hội nhựa, chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng với tốc độ “ chóng mặt”. Vì thế loại bỏ chất thải nhựa và túi nilon không hề đơn giản chút nào .

Công tác tuyên truyền về tác hại của chất thải nhựa và túi nilon khó phân hủy đối với môi trường và con người đã được triển khai. Đây là động thái cần thiết cho một chiến lược lâu dài. Vận động người tiêu dùng thay đổi thói quen dùng sản phẩm nhựa một lần hay túi nilon bằng các sản phẩm “xanh” với môi trường “sạch” như túi giấy, túi vải, túi ni lông tự hủy. Và mọi người cần ý thức “ đẹp” bỏ chất thải đúng nơi quy định, không bỏ chất thải ra đường phố, kênh rạch.

Xe thu gom rác thải  từng khu phố  

Đồng thời, hạn chế sử dụng nước uống đóng chai nhựa (thể tích 330ml-500ml) khi tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, chuyển sang sử dụng các bình nước lớn (thể tích hơn 20 lít), hoặc tự đun nấu, sử dụng các vật chứa sử dụng được nhiều lần, thân thiện với môi trường.

Cuộc sống Xanh, sạch, đẹp là mơ ước của nhiều người

Ngày 29/7/2019 của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh đã có kế hoạch số 3098/KH-UBND về thực hiện chống rác thải nhựa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 – 20121 với 3 tâm điểm là: Xây dựng mới môi trường pháp lý; Nguồn đầu tư đa dạng cho bảo vệ môi trường và định hướng phát triển kinh tế tăng trưởng xanh. Cần lắm sự chung tay góp sức của tất cả mọi người với nỗ lực, ý thức phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa thì phương án cho môi trường xanh, sạch, đẹp  chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển kinh tế tăng trưởng xanh để bảo vệ môi trường Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.