Thứ tư, 24/04/2024 09:59 (GMT+7)

Sử dụng hợp lý Tài nguyên môi trường để phát triển bền vững

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ ba, 26/05/2020 15:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày nay, môi trường đã xấu đi, tài nguyên bị cạn kiệt đã trở thành mối lo ngại lớn nhất cho tiến trình văn minh nhân loại.

Nhân loại từ khi ra đời, mọi việc như ăn, mặc, ở, đi lại, sản xuất và sinh ghoạt không có thứ gì không dựa vào Trái Đất để tồn tại và phát triển. Bầu không khí, rừng, núi, biển cả, sông ngòi, đầm hồ, đất đai, thảo nguyên, các động vật hoang dã trên Trái Đất đã tạo thành một hệ thống sinh thái tự nhiên vô cùng phức tạp và có quan hệ mật thiết với nhau, đó chính là môi trường cơ bản để con người dựa vào nhau để sống. Đã từ lâu tiến trình văn minh của nhân loại dừng loại ở sự tước đoạt và chinh phục thiên nhiên, hầu như xưa nay chưa ai nghĩ đến phải bảo vệ và phải báo đáp lại Trái Đất, cái nôi nuôi dưỡng chúng ta sinh sống đầy thương tích. Sự tang trưởng dân số và mở rộng sản xuất đã gây xung đột với môi trường, tạo ra những áp lực to lớn. Ngày nay, môi trường đã xấu đi, tài nguyên bị cạn kiệt đã trở thành mối lo ngại lớn nhất cho tiến trình văn minh nhân loại. Diện tích rừng toàn cầu năm 1862 ước chừng khoảng 5,5 tỷ ha. Đến thập kỷ 70 của thế kỷ 20 chỉ còn không đến 2,6 tỷ ha. Vì mưa rừng nhiệt đới có vai trò rất quan trọng đối với quy trình điều tiết khí hậu toàn cầu, cho nên một diện tích lớn rừng bị chặt phá sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại. Do chế độ canh tác không hợp lý ở Quensland, Đông bắc Ôxtralia, hơn 75% số người đến 65 đều có triệu chứng ung thư da dưới hình thức này hay hình thức khác. Luật pháp ở đây đã buộc trẻ em phải đội mũ rộng vành và dung khăng quàng cổ khi đến trường để bảo vệ chống lại tác động xấu của tia cực tím. Hiệp hội Hoàng Gia Ôxtralia ở Sydney đã không ngừng kêu gọi phong trào không đối xử thô bạo với động vật. Mỗi năm, người ta phải chữa trị cho khoảng hơn 500 con mèo bị ung thư da. Trong khi đó một vài năm trước, hầu như không có tình trạng này. Mặc dù hiện tượng mỏng đi của tầng ôzoon diễn ra mạnh mẽ nhất ở hai cực của Trái Đất, song có lý do để tin rằng lớp bảo vệ này cũng như đang mỏng đi ở các vĩ tuyến khác của địa cầu.

          Tài nguyên thiên nhiên là chỉ các thành phần cấu tạo nên thiên nhiên bị con người dùng những hình thức nhất định để khai thác và ứng dụng cho cuộc sống, là những nguyên liệu cho cuộc sống, là những nguyên liệu cần thiết cho xã  hội. Tài nguyên thiên nhiên thường gặp có, đầm lầy, biển, động- thực vật hoang dã, vi sinh vật, hầm mỏ…

          Trong các tài nguyên thiên nhiên, một số ít là loài sinh, tuyệt đại đa số là tài nguyên  thứ sinh.Những tài nguyên nguyên sinh có ánh nắng mặt trời, không khí, gió, thác nước, khí hậu… chúng là nguồn vô hạn. Những tài nguyên thiên nhiên thứ sinh có, đất đai, khoáng sản, rừng… chúng đều là tài nguyên hữu hạn, ví dụ như tài nguyên thiên nhiên không thể tái sinh như đất đai, than bùn, than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên… trong giai đoạn hiện nay đó là những tài nguyên khong dễ gì tái sinh được. Nhưng nhân loại trước đây do trình độ sản xuất thấp nhưng chưa nhận thức được vấn đề này, vì vậy người ta cho rằng: những tài nguyên này khai thác mãi không cạn, dung không hết. Gần 300 năm nay cùng với sự phát triển vũ bão của súc sản xuất, những tài nguyên thiên nhiên này càng bị khai thác và lạm dụng, lãng phí tu ý không bị hạn chế, nên đã xuất hiện nguy cơ về thiếu tài nguyên. Theo số liệu điều tra thì những loại tài nguyên chủ yếu trữ lượng không còn nhiều, trong vòng mấy tram năm nữa sẽ bị khai thác hết. Ví dụ tuổi thọ của mỏ sắt không đầy 200 năm, trữ lượng về thanđá chỉ khoảng gần 200 năm, trữ lượng dầu mỏ không đầy 40 năm. Những tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh được như: đất đai, động vật, thực vật, vi sinh vật, rừng, thảo nguyên, sinh vật thủy sinh… do loài người chặt phá và săn bắt không hạn chế nên nhiều chủng loại bị tiêu diệt, khiến cho chúng không thể tái sinh được nữa. Bi thảm hơn là những tài nguyên được xem là vô hạn như không khí và nước, docon người gây ô nhiễm nên ngày nay cũng đã xuất hiện nguy cơ bị thiếu. Cho nên từ góc đọ vĩ mô mà xét, các loại tài nguyên thiên nhiên hầu như đều rơi vào tình trạng bi quan “bị khai thác cạn, dùng kiệt”.

          Vấn đề môi trường và phát triển quan hệ đến sự sinh tồn, phồn vinh, tiền đồ và vận mệnh cua cả nhân loại, hiện đang ngày càng được toàn thế giới quan tâm theo dõi. Vì nhiều nước đang phát triển có trình độ phát triển còn thấp, còn một số nước đã phát triển do phát triển không thích đáng nê dẫn đến nhân loại đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường gay gắt. Nhà đương cục của các nước phát triển vì nôn nóng phát triển kinh tế nhanh để xóa bỏ sự nghèo nàn, do đó họ cần phải đảm nhiệm nghĩa vụ nhiều hơn trong việc giải quyết vất đề môi trường. Chỉ có tăng cường hợp tác quốc tế mới có thể xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế, mới có thể tiếp tục phát triển.

          Sau 20 năm Hội nghị môi trường nhân loại do Liên hiệp quốc tổ chức, vấn đề môi trường với phát triển đã trở thành một tiêu điểm mâu thuẫn lớn. Trong tình hình môi trường đang ngày càng xấu đi, tốc đọ phát triển kinh tế lại rất mạnh mẽ.

          Hội nghị này phản ánh nhận thức chung về môi trường của mọi người, phổ biến môi trường được nâng cao, bảo vệ môi trường và phát triển  kinh tế gắn chặt với nhau, nguyên lý đó ngày càng được nhiều người tiếp thu. “Tuyên ngôn môi trường và phát triển Rio de Janerio” và “Chương trình nghị sự thế kỷ XXI” đã thiết lập “Mối quan hệ bạn bè mới trên toàn cầu” và “chiến lược tiếp tục phát triển”, đó là nguyên tắc chỉ đạo và cương lĩnh hành động chung cho hợp tác quốc tế từ nay về sau trong lĩnh vực môi trường và phát triển. Trong hội nghị này, các nước đang phát triển bao gồm cả Việt Nam đã phát huy tác dụng vai trò chủ đạo của mình. Với sự nỗ lực của các nước đang phát triển đối với môi trường toàn cầu, đồng thời họ phải cung cấp vốn và các điều kiện ưu đãi cũng như chuyển nhượng các kỹ thuật không gây hại đến môi trường cho các nước chậm phát triển. Điều đó đã mở ra một cục diện tốt đẹp cho việc hợp tác quốc tế về lĩnh vực môi trường và phát triển.

          Bảo vệ thiên nhiên là điều tất yếu hiện nay để có thể phát triển bền vững và đảm bảo cho tương lai của loài người. Hơn nữa đó là một vấn đề đạo lý cũng như thực tiễn là phải quản lý việc phát triển sao cho không đe dọa đến sự sống của các loài hoặc làm hủy hoại nơi sinh sống của chúng. Phải cùng nhau phối hợp hành động để đảo ngược xu thế phá hoại hiện nay của chúng ta nhằm bảo vệ cấu trúc, chức năng và tính đa dạng của hệ thống thiên nhiên trên Trái Đất mà loài người hoàn toàn lệ thuộc. Chúng ta cần bảo vệ tính đa dạng sinh học bảo vệ hệ nuôi dưỡng sự sống và đảm bảo phải sử dụng tài nguyên tái tạo một cách bền vững.

          Đa dạng sinh học là sự đa dạng về tất cả các dòng gen về loài và hệ sinh thái trên hành tinh này. Để bảo vệ được tính đa dạng sinh học càng nhiều càng tốt. Điều quan trọng là không phải chỉ giữ an toàn cho những loài yếu chịu đựng hoặc những loài đang lâm nguy mà phải bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái bằng cách thành lập những khu bảo vệ đặc biệt và những biện pháp bảo vệ rộng rãi những vùng sinh sống của các loài trong toàn bộ môi trường.

          Tất cả các nước phải có kế hoạch gấp rút để bảo vệ tài nguyên và đảm bảo quản lý việc sử dụng tài nguyên được bền vững. Riêng các nước thu nhập cao phải  có một nghĩa vụ đặc biệt. Họ phải cố gắng để giảm bớt mức tiêu thụ khổng lồ của họ về năng lượng và nguyên liệu. Từ năm 1970 đến năm 1986, nhiều nước đã đạt được kết quả: ví dụ ở Mỹ (giảm 12%), Luxemburg (33%), Anh (10%) và Đan Mạch (15%). Nhưng nhiều nước khác lại tăng lên.

          Bởi vì bảo vệ tài nguyên phải đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống nên cần thực hiện cùng một lúc ba hành động sau đây: thứ nhất là phát triển kỹ thuật có hiệu quả hơn nữa. Thứ  hai là phải đề xuất những chính sách về kinh tế điều hành để xúc tiến mạnh mẽ việc chuyển sang một xã hội ít xả rác (và vì vậy ít ô nhiễm). Thứ ba mỗi cá nhân phải hiểu được rằng họ được lợi như thế nào khi họ thay đổi hành động và cách tiêu dùng và bắt đầu đòi hỏi những sản phẩm ít gây tác hại đối với môi trường hơn.

          Cải tiến ký thuật có tác dụng cho việc sản xuất và tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu có hiệu quả hơn, kể cả việc tái sử dụng điều đó sẽ có ý nghĩa kinh tế lâu dài đối với các nhà máy. Những biện pháp khuyến kích kinh tế của chính phủ, kể cả các quy tắc và tiêu chuẩ cũng sẽ tạo thuận lợi thêm cho việc thay đổi. Ở vương quốc Anh tronh nhiều năm nay, đã thực hiện việc trao giải cho các nhà máy và các tổ chức phi chính phủ điều hành.

           Kỹ thuật sử dụng các nguyên liệu không tái tạo dành những tài nguyên này cho các sản phẩm đặc biệt hoặc chuyển giao những kỹ thuật tiên tiến cho các nước thu nhập thấp cả bằng tiền vố lẫn kỹ thuật. Do việc bảo vệ môi trường đã đặt lên vai đất nước mình một gánh nặng cần phải nhanh chóng thay đổi kỹ thuật, phải thay đổi phương thức và tập quán đun nấu, sử dụng nguyên liệu lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.

            NHỮNG HÀNH ĐỘNG ƯU TIÊN.

  1. Nâng cao nhận thức,

- Thông qua những cuộc thảo luận, giáo dục tuyên  truyền giữa các cá nhân, các nhà trường, các tổ chức phi chính phủ, các nhà doanh nghiệp và các chính phủ, để phổ biến các ý tưởng sau đây:

- Khả năng chịu đựng của Trái Đất không phải là vô hạn:

- Ổn định dân số là điều chủ chốt: tất cả mọi người đều có trách nhiệm thực hiện điều đó:

- Việc sử dụng quá mức và lãng phí nguồn tài nguyên sẽ dồn chúng ta đến giới hạn cuối cùng của sự chịu đựng của Trái Đất.

- Nhân dân ở các nước thu nhập cao hơn có thể tiêu xài xã xỉ mà không cần hạ thấp chất lượng cuộc sống của họ lại còn dành  được tiền

  1. Phải kết hợp vấn đề dân số với tài nguyên vào trong các chính sách và kế hoạch của nhà nước.

          Nhà nước cần phải có chính sách rõ rang cụ thể để hạn chế dân soosvaf những chính sách đó phải có ý nghĩa chủ đạo trong kế hoạch phát triển dnước. Những chính sách và kế hoạch đó phải:

          - Xác định mục tiêu rõ rang về mức dân số ổn địnhvà bền vững;

          - Xác định mục tiêu giảm mức tiêu thụ năng lượng và các tài nguyên khác ở một mức độ tiêu thụ thấp trên thế giới;

          - Các khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ thực hiện các chương trình hỗ trợ kế hoạch hóa gia đình và giảm mức tiêu thụ tài nguyên.

  1. Tài trợ cho dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở những nước có thu nhập thấp

          Các chính phủ và các cơ quan hỗ trợ quốc tế cần tăng cường hơn nữa việc dúp đỡ dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Để đạt được yêu cầu hiện tại cũng như tương lai nhằm mục đích giảm tỷ lệ sinh để để các chưng trình này thành công cần phải:

          - Tăng gấp đôi chi phí hàng năm về kế hoạch hóa gia đình, một nửa số này do cơ quan viện trợ nước ngoài cung cấp.

          - Đưa vấn đề kế hoạch hóa gia đình thành một bộ phận quan trọng của tất cả các chương trình phát triển nông thôn cùng đô thị và được chi một phần ngân sách của chương trình.

          - Khuyến khích mọi người dùng nhiều phương pháp có thể được (truyền thống hay tự nhiên, dùng thuốc…) và giúp họ chọn những cách thích hợp với hoàn cảnh của họ.

  1. Phát triển và áp dụng ký thuật có hiệu quả về tài nguyên

          Việc sử dụng có hiệu quả các loại tài nguyên giúp tiết kiệm được tiền và khuyến khích sáng tạo kỹ thuật cũng như làm giảm bớt tiêu thụ và ô nhiễm. Để đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới thích hợp, các nước thu nhập cao cần phải;

          - Dùng biện pháp khuyến khích kinh tế và các quy chế để động viên các nhà máy và các ngành phục vụ công ứng dụng và đầu tư vào kỹ thuật có hiệu quả đối với môi trường

          - Lập ra các giải thưởng cho các sản phẩm và phương pháp sản xuất tốt đối với môi trường.

          - Cải tiến kỹ thuật và viện trợ kỹ thuật cho các nước thu nhập thấp.

THUẾ TIÊU THỤ

          Đánh thuế vào việc tiêu thụ năng lượng và các tài nguyên khác là một phương pháp khuyến kích cải tiến kỹ thuật và cách tiêu thụ có hiệu quả cả ở lĩnh vực công nghiệp lẫn gia đình. Tuy nhiên các chính phủ cần phải tìm cách thực hiện trong hoàn cảnh của mình sao không gây thêm khó khăn cho dân. Điều này có thể thực hiện dễ dàng vẫn giữ nguyên tổng số tiền thuế không thay đổi. Ví dụ có thể hạ bớt thuế thu nhập để bù vào chỗ tăng giá. Đối với những người ăn lương hưu và người nghèo nên miễn tiền điện và chất đốt.

          Biện pháp có thể gây ra sự chống đối cho rằng thuế tài nguyên lại chất thêm vào các thứ thuế hiện hành không thể chấp nhận được về mặt chính trị. Những thuế tài nguyên được đề ra để thay thế hoàn toàn hoặc từng bộ phận thuế hiện có, phù hợp với nguyên tắc trả tiền sử dụng, nguyên tắc này chỉ rõ ràng giá cả của tất cả các bộ phận của nền kinh tế phải phản ánh chi phí xã hội toàn bộ của việc sử dụng hoặc làm hao mòn một nguồn tài nguyên. Có chế tài hợp lý đối với đối tượng sử dụng năng lượng và tài nguyên.

           Người tiêu thụ có thể đóng góp rất nhiều qua sức mua hàng của họ. Là người tiêu thụ “xanh” mỗi người trong chúng ta có thể làm một điều gì cho dù vấn đề nghiêm trọng như thế nào và chính phủ đã làm gì? Những người tiêu thụ có thể chọn mua hàng này hay hàng khác, nơi đã tái sử dụng nguyên liệu hoặc không mua các sản phẩm không cần thiết. Tác dụng phối hợp nhiều hành động “xanh” của hàng triệu người có thể làm thay đối cách thức tiêu thụ  

          Hãy trở thành người tiêu thụ “xanh”.

          Có thể làm tăng hiệu quả những thư tiêu dùng ở nhà hàng bằng những việc đơn giản như tiết kiệm điện, cải tiến việc đơn giản như tiết kiệm điện, cải tiến việc phân loại rác để sử dụng. Người tiêu dùng đặc biệt ở nước thu nhập cao, có thể dùng sức mua của mình để đẩy mạnh những thứ hàng hóa ít gây hại nhất cho môi trường. Họ có thể làm điều đó bằng cách:

          - Nắm được đầy đủ thông tin về sản phẩm và dịch vụ

          - Ý thức đầy đủ về những sản phẩm an toàn đối với môi trường

          - Giải thích lý do chọn sản phẩm với các nhà sản xuất và người bán hàng

          - Giác ngộ cho mọi người về vấn đề này, cộng tác viên đắc lực các cơ quan thong tin đại chúng ở địa phương và trung ương, các cơ quan phục vụ công cộng và cơ quan lạp pháp.

          Động viên gia đình, bạn bè, hàng xóm,mioj người cùng thực hiện tiêu thụ “xanh”.

          Phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam.

          Ngày 05/10/2004, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam dai đoạn 2004 - 2014 và định hướng đến năm 2020 với mục tiêu và chiến lược.

          Điện lực phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng quốc gia.

          Đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến 2005 sản lượng điện năng đạt 53 tỷ kWh, năm 2010 đạt 88 - 93 tỷ kWh, năm 2020 đạt 201 - 250 tỷ kWh.

          Liên quan đến nưng lượng tái tạo, Chính phủ Việt Nam đã có chiến lược phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2010, tầm nhìn đến năm sau và được nhấn mạnh một số vấn đề sau:

          Nguyên liệu cho sản xuất cồn phải nhanh chóng chuyển hướng sang sử dụng sinh khối (biodiesel) chỉ dựa trên các loại dầu không ăn được.

          Khảo sát của ngân hàng thế giới khẳng định, Việt Nam có tiềm năng về năng lượng gió lớn nhất Đông Nam Á với tổng công suất điện gió ước đạt 513360MW, nhiều hơn 100 lần công suất của thủy điện Sơn La, hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2015. Việt Nam lại có trên 3200km bờ biển nên rất thuận lợi cho phát triển nguồn điện năng từ sức gió, được theo thống kê của ngân hàng này, mật độ năng lượng gió ở nước ta thuộc loại trung bình và lớn so với thế giới. Với 8,6 % diện tích đất đai (khoảng 28.000km2) có tiềm năng gió được đánh giá là tốt và rất tốt. với tiềm năng phong phú đó, nếu biết khai thác có thể cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào để phát triển kinh tế ở các vùng cao, vùng xa, vùng hải đảo.

          Theo báo cáo của Viện Chiến lược - Bộ KH&ĐT, hơn 10 năm qua ở nước ta, việc khai thác năng lượng sơ cấp (than, dầu, khí, thủy năng…) trung bình 16,4%/ năm, sử dụng năng lượng sơ cấp tăng binh quân trên 10%/năm, tốc độ tăng trưởng năng lượng là 11%năm, tăng hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế 1,4%/năm. Dự báo trong những năm tới, trung bình mỗi năm, lượng khai thác than từ 25 triệu tấn, dầu thô 20 triệu tấn, khí 18 - 20 tỷ m3. Như vậy, nếu khai thác một kinh tế thì dầu khí được chỉ đủ dùng. Trong vòng 30  - 40 năm, than có thể dùng trong vòng 60 năm, sau đó sẽ cạn kiệt dần. Nếu không có chính sách phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo thì chúng ta sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng từ bên ngoài.          

          Quản lý tài nguyên khoáng sản  

          Quản lý tài nguyên khoáng sản bao gồm hai nội dung quan trọng: bảo vệ môi trường hoạt động khai thác khoáng sản và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản.

          Các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản

          Các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản bao gồm: lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án khai thác và chế biến khoáng sản, kiểm soát và thanh tra thường kỳ hoạt động khai thác tại cơ sở khai thác và chế biến, thực hiện các công trình giảm thiểu nguồn ô nhiễm tại nguồn, sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, quan trắc thường xuyên tác động môi trường của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản.

          Lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là biện pháp bảo vệ môi trường cơ bản và quan trọng đối với hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản. Các phương pháp được sử dụng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác và chế biến khoáng sản có thể bao gồm danh mục điều kiện môi trường, ma trận môi trường, phân tích lợi ích và chi phí mở rộng, mô hình lan truyền chất ô nhiễm… Trong phương pháp danh mục điều kiện môi trường, người ta thống kê các thành phần môi trường có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động của dự án và đánh giá định tính các ảnh hưởng trên. Phương pháp này có thể được dùng trong quá trình lập dự án tiền khả thi. Trong phương pháp ma trận môi trường, người ta liệt kê các hoạt động phát triển khai thác và chế biến khoáng sản. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí thường được các nhà kinh tế sử dụng trong quá trình lập luận chứng kinh tế kỹ thuật dự án. Mục tiêu của các phân tích kinh tế ở đây là đánh giá hiệu quả kinh tế của việc đầu tư dự khai thác và chế biến khoáng sản. Đối với dự án khai thác và chế biến khoáng sản, bên cạnh việc phân tích thuần túy lợi nhuận đầu tư cần phải đưa thêm các yếu tố môi trường vào chi phí dự án. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí mở rộng đảm bảo đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh tế môi trường của hoạt động đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản.

          Kiểm toán môi trường (kiểm toán các chất thải) các cơ sở đang hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản sẽ có mục đích xác định số lượng chất thải mà cơ sở đang tạo ra, các tác động đến môi trường xung quanh của nó và những biện pháp hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường. Thanh tra môi trường các cơ sở đang hoạt động nhằm kiểm tra sự tuân thủ về mặt pháp lý và kỹ thuật công nghệ các quy định luật pháp của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

          Các công trình xử lý và giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn cũng  rất đa dạng. Để xử lý bụi có thể sử dụng phương pháp phun nước, tạo sương mù, tạo độ ẩm cho nguyên liệu khoáng sản…; để hạn chế tác động của khí độc hại có thể sử dụng phương pháp thu hồi khí độc, thông khí hoặc pha loãng…; để hạn chế tác động ô nhiễm nước mặt trên các khai trường mỏ, có thể sử dụng các công trình kè đập chắn đất đá thải trên dòng chảy, lọc và xử lý nước thải; đối với dấy chuyền tuyển khoáng có thể sử dụng việc quay vòng nước thải trong công nghệ sản xuất, lọc nước thải…; để hạn chế tác động đối với tài nguyên rừng, địa hình, cảnh quan có thể áp dụng các biện pháp trồng cây và phủ xanh bãi thải… 

Các biện pháp nâng cao khả năng cung cấp nước sạch

Tiết kiệm nguồn nước

          Hiện nay, trên thế giới có hơn 100 quốc gia thiếu nước. Thiếu nước không những cản trở nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế mà còn uy hiếp đến đời sống, sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Nguy cơ thiếu nước ngày càng tăng lên khiến cho mọi người tỉnh ngộ ra rằng: nước không phải là dùng không hết mà còn thiếu nghiêm trọng. Chúng ta không thể tiếp tục lãng phí nước ngọt mà phải quản lý, sử dụng tốt nguồn tài nguyên quý báu có hạn này.

          Nước dùng cho nông nghiệp nhiều nhất, chiếm trên 70% lượng nước dùng cho sản xuất và đời sống. Phương thức tưới tiêu nông nghiệp truyền thống là dẫn một lượng nước lớn vào ruộng. Phương thức này để cho nước tùy tiện chảy khắp nơi, kết quả không những hơn một nửa số lượng chảy mất mà còn có thể gây nên nuối hoặc kiềm hóa đất đai. Ngày nay, người ta đã phát hiện nhiều  kỹ thuật tưới nước mới mẻ, ví dụ phun nước, tưới giọt và tưới thấm.

          Kỹ thuật phun nước là dùng thiết bị phun có trục ống và vòi phun ra những tia nước li ti để tưới cho cây. Hiệu suất lợi dụng nước của phương pháp này đạt 70%. Kỹ thuật tưới giọt tiên tiến hơn, tức là chôn đầu vòi nước xuống dưới bộ rỗ của cây. Nước chảy ra từng giọt thấm vào đất, trực tiếp nôi cây. Tiến bộ này giảm thấp được tổn thất nước bốc ơn, khiến cho hiệu suất lợi dụng nước đạt đến 90%. Nhiều nước đang ra sức mở rộng kỹ thuật mới này. Ví dụ thành công nhất là Israen. Israen sa mạc nhiều, lượng mưa ít, không có sông suối nên nguồn nước thiếu nghiêm trọng. Điều đó khiến họ đã nghiên cứu ra kỹ thuật tưới tiết kiệm nước tiên tiến và đã đạt được thành công rất lớn.

          Hiệu suất lợi dụng nước trong nông nghiệp của các nước trên thế giới chỉ được nâng lên 10% thì số nước tiết kiệm được có thể thỏa mãn được nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân trên toàn thế giới.

Một số chính sách và giải pháp quản lý phát triển tài nguyên rừng.

          Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và xác định thực hiện giao đất khoán rừng bảo đảm mọi khu rừng đều có chủ, áp dụng các chính sách và hình thức thích hợp trong quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất . Thực hiện các chương trình trồng rừng và xã hội hóa nghề rừng. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động định canh, định cư thông qua các dự án của Nhà nước. Vấn đề định canh định cư, hạn chế đốt nương làm rẫy, nâng cao đời sống và dân trí cho đồng bào dân tộc ít người ở các vùng núi là một trong những chính sách quan trọng mà chính phủ quan tâm nhằm tang cường việc bảo vệ và quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có.

Các hành động cụ thể

          Duy trì các vai trò và chức năng đa dạng của tất cả các loại rừng và đất rừng.

          Rừng và đất rừng, các cây cối có vai trò và chức năng đa dạng, về sinh thái, kinh tế, xã hội và văn hóa. Nhưng nhìn chung, các quốc gia đều có những vấn đề tồn tại về chính sách, cơ chế và biện pháp để đảm bảo duy trì các chức năng đó của rừng. Ngay các nước phát triển cũng còn phải thường xuyên đương đầu với nạn cháy rừng, cũng như tình trạng ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới cây rừng.

          Vì vậy, cần phải có những biện pháp hữu hiệu hơn, nhằm tạo nên sự phối hợp tốt trong việc ra chính sách, lập quy hoạch và kế hoạch trong việc xây dựng pháp luật, xây dựng tiềm năng khoa học và công nghệ, nhân lực, cũng như việc tuyên truyền giáo dục và huy động sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân và tổ chức xã hội.

          * Các hoạt động cụ thể:

          - Về quản lý:

          Hợp lý hóa, tăng cường cơ cấu và cơ chế hành chính các cấp, có sự phân công, phân cấp rõ ràng về cách thức phối hợp liên ngành, chú ý sự phi tập trung hóa trong quá trình ra quyết định, đồng thời phải tạo điều kiện về mặt cán bộ, phương diện làm việc và thông tin liên lạc.

          Huy động và tổ chức việc tham gia của các tổ chức xây dựng và nhân dân, đặc biệt là các tổ chức của thanh niên và phụ nữ, nhân dân địa phương vào các hoạt động có liên quan đến rừng. Tạo điều kiện để họ có được thông tin cần thiết và được dự huấn luyện bồi dưỡng về tài nguyên rừng.

          Rà soát lại các biện pháp và các chương trình phát triển liên quan đến các loại rừng, tài nguyên rừng trong mối quan hệ với những chương trình sử dụng đất khác, cần có các quy định về pháp lý và các biện pháp làm cơ sở cho việc đấu tranh chống lại các hành động không kiểm soát được về sự chuyền mục đích sử dụng các loại đất.

          Thiết lập và duy trì sự hoạt động một cách hữu hiệu hệ thống khuyến lâm và giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức và trình độ quản lý rừng, đất rừng, cây cối theo những giá trị của chúng về các mặt môi trường, sinh thái, kinh tế, xã hội và văn hóa.

          - Về dữ liệu thông tin:

a. Thu thập, xử lý thường xuyên cập nhật và phổ biến các thông tin về phân loại và sử dụng đất, bao gồm cả những dữ liệu về tỷ lệ che phủ các khu đất, có thể trồng rừng, các loài bị đe dọa, các giá trị sinh thái , sinh khối và năng suất, những mối tương quan giữa thông tin về dân số, kinh tế, xã hội và tài nguyên rừng.

          Thiết lập quan hệ với các hệ thống kê khai có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, đồng thời cần tăng cường hệ thống thông tin địa lý.

          Thiết lập cơ chế để mọi người có thể tiếp cận được nguồn thông tin.

b. Hợp tác quốc tế và khu vực

          Nội dung chủ yếu của việc hợp tác quốc tế là nhằm thúc đẩy và trợ giúp việc chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng và huấn luyện nghiệp vụ, cũng như trao đổi các kết quả nghiên cứu.

c. Cần có sự phối hợp và cải tiến hoạt động của các tổ chức quốc tế trong việc hợp tác kỹ thuật và giúp đỡ các nước về quản lý, bảo tồn và phát triển rừng một cách bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, “Sự cố môi trường, trách nhiệm không của riêng ai”, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội - 2003

2.John.L.Petersen, “Con đường dẫn đến năm 2015”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2000.

3. Bản ghi nhớ Jobring, “Sự cân bằng trong thế giới mỏng”.

4. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, “Tài nguyên và môi trường - Tiềm năng và thách thức”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2005.

  

Bạn đang đọc bài viết Sử dụng hợp lý Tài nguyên môi trường để phát triển bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới