Thứ sáu, 29/03/2024 21:52 (GMT+7)

Tham nhũng, lãng phí là nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ

MTĐT -  Thứ bảy, 28/10/2017 08:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cần phải xử lý nghiêm các hành động tham nhũng, lãng phí, bao che dung túng, tiếp tay cho hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản tham nhũng, lãng phí

Tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay rất nghiêm trọng và khá phức tạp diễn ra trên nhiều lĩnh vực như: tín dụng, ngân hàng, quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng vốn tài sản của nhà nước tại các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy số vụ việc, vụ án được phát hiện chỉ chiếm một phần nhỏ và rất khó có thể lượng hóa chính xác số thiệt hại do tội phạm gây ra.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ “Kiên quyết phòng chống tham nhũng lãng phí với yêu cầu chủ động phòng ngừa, không để xẩy ra tham nhũng, lãng phí, xử lý nghiêm các hành động tham nhũng, lãng phí, bao che dung túng, tiếp tay cho hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản tham nhũng, lãng phí”.

Ảnh minh họa

Thời gian qua nổi lên các vụ tham nhũng lớn như vụ Vinashin, Vinaline, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, các dự án thua lỗ nặng nề và triền miên, nhất là các dự án thuộc Bộ Công thương. Vấn để ở đây là phải truy tìm ra các thủ phạm chính, nhất là những cán bộ cao cấp, không có vùng cấm trong xử lý tham nhũng lãng phí. Ví dụ việc ra quyết định của Tổng công ty 91 hay Vinashin, Vinaline không thể có các đồng chí cấp đưới quyết định được.

Vừa qua, chúng ta đã xử lý nhiều vụ, nhưng dư luận chưa thật đồng thuận, vì theo dư luận vẫn chưa đưa ra ánh sáng những kẻ đầu sỏ, người chịu trách nhiệm chính, người đề ra các chủ trương để dẫn đến thất thoát.

Dư luận đặt câu hỏi, tại sao vụ việc VN Pharma có thể đưa được thuốc giả vào các bệnh viện Việt Nam. Khẳng định rằng đây là thuốc giả, không phải thuốc kém chất lượng. Trách nhiệm của Cục quản lý dược và Bộ Y tế đến đâu?

Việc VN Pharma chi 7,5 tỷ đồng để bôi trơn, phải làm rõ, đã chi cho ai? Phải nói rõ cụ thể. Cũng như vụ ĐBQH Châu Thị Thu Nga nói đã chi hơn 1 triệu đô la để được chạy vào Đại biểu Quốc hội. Vấn đề của chúng ta không cần phải biết đã hối lộ là bao nhiêu? Mà quan trọng hối lộ cho ai, đấy là quan trọng.

Ngày 19/9/2017, tại phiên tòa xét xử “đại án kinh tế” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương OceanBank.

Bản thân Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank phải thừa nhận hành vi vi phạm quy định về cho vay trong các dự án hoạt động các tổ chức tín dụng cố ý làm trái quy định nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tòa đã tuyên phạt tù Hà Văn Thắm với mức án chung thân.

Hứa Thị Phấn (70 tuổi) nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Phú Mỹ phải trả lại cho OceanBank 500 tỷ đồng.

Bản thân Ninh Văn Quỳnh, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí phải thừa nhận trong thời gian 2009 - 2013 đã nhận hối lộ từ Nguyễn Xuận Sơn 20 tỷ đồng.

Dư luận đang đặt câu hỏi đằng sau gánh nợ khoảng 38.000 tỷ đồng của Vinachem thì ngoài những bất ổn liên tiếp các vụ khiếu kiện bổ nhiệm nhân sự, gánh nặng từ 4 dự án thua nhiều nghìn tỉ đồng của các đơn vị thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đang khiến Tập đoàn này ngập trong nợ nần. Bộ Tài chính cũng cảnh báo, việc triển khai các dự án đầu tư mới của Tập đoàn này đang tạo ra những rủi ro mới trong thời gian tới.

Câu chuyện "quan sở" xây biệt thự khủng bằng tiền bán chổi chít, nuôi lợn… ở Yên Bái không phải là chuyện hy hữu. Người ta có thể đặt dấu hỏi: lương của một công chức như hiện tại liệu có ai tiết kiệm để xây biệt thư như thế không? Xin trả lời luôn là không thể nếu gia đình họ không kinh doanh, không mánh mung, không lợi dụng quyền hạn để làm giàu!

Tệ nạn tham nhũng lãng phí là nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ. Hủy hoại lòng tin của quần chúng đối với Đảng và nhà nước,làm suy thoái đạo đức, văn hóa đội ngũ cán bộ. Thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến các chủ trương giải pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng lãng phí.

Nhưng theo số liệu thống kê chúng ta đã xử được nhiều vụ tham nhũng, nhưng hiệu quả thu hồi tham nhũng còn quá thấp, mới chỉ 10% như vậy kẻ tham nhũng vẫn được hưởng 90%. Nếu chúng ta có biện pháp thu hồi triệt để số tiền tham nhũng. Như vậy kẻ tham nhũng vẫn thực hiện được khẩu hiệu “hy sinh đời bố củng cố đời con” thì chống tham nhũng không bao giờ đạt được hiệu quả.

Cựu Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng: "Tham nhũng tràn lan, dân có thể đếm cán bộ huyện, cán bộ xã, thậm chí công chức bình thường người ta cũng đếm được số người tham nhũng, nhưng xử lý thì ít quá".

"Anh này chống tham nhũng, anh kia chống lưng, không biết anh nào chống thật, anh nào chống giả. Tôi đề nghị sớm tổ chức những đơn vị chuyên trách chống tham nhũng một cách hiệu quả. Hiện nay có quá nhiều sự níu kéo, trì trệ. Một vụ án mà giải quyết mất năm trời không xong, tại sao vậy?" ông Vũ Trọng Kim thẳng thắn.

Một số doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhà nước, như 12 công ty thua lỗ triền miên của Bộ Công thương hay các công ty chây ỳ không nộp thuế đúng hạn cũng phải xem là tham nhũng. Ví dụ như ngày 18/9/2017, Cục thuế Hà Nội đã công khai 121 doanh nghiệp nợ thuế .

Trong đó có 4 doanh nghiệp nợ tiền thuế đất lên tới 12,6 tỷ đồng, 117 doanh nghiệp nợ thuế tổng cộng 46,5 tỷ đồng. Dẫn đầu danh sách là Công ty vật tư và xây dựng công trình có địa chỉ ở phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy nợ 8.5 tỷ đồng tiền thuế đất.

Công ty cổ phần Constrexim Đông Đô, địa chỉ tại phường Yên Hòa, Cầu Giấy nợ 7,9 tỷ đồng tỷ tiền thuế, phí, Tiếp đó là Công ty cổ phần Thương mại và đầu tư địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông nợ 3,7 tỷ đồng. Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp, Xí nghiệp xây dựng số 7 địa chỉ phường Thanh Xuân Trung nợ 2,8 tỷ đồng thế. Để giải quyết tồn tại chúng ta phải: Xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh phòng chống, tham nhũng, lãng phí.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, ‘tự chuyển hóa” trong nội bộ. Triển khai Nghị quyết Trung ươn 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đổi mới phương thức, lề lối làm việc, tăng cường ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân, nhất là ở cấp cơ sở; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đề cao trách nhiệm giải trình, xử lý nghiêm vi phạm. Tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, xác định rõ vị trí làm việc, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Quản lý xã hội tốt hơn; xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hóa, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là ở các cơ quan trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến người dấn, doanh nghiệp.

Yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; có cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm, công khai các vi phạm. Nâng cao hiệu quả thanh tra, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.

Tăng cường phòng chống, phát hiện, xử lý nghiêm, các vụ việc tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, được xã hội quan tâm; thu hồi tối đa tài sản bị thất thoát.

Phải cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng bảo đảm an toàn, bền vững, thực hành triệt để tiết kiệm chi tiêu trong khả năng của nền kinh tế, chỉ vay trong khả năng trả nợ, xiết chặt kỷ luật kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước.

Đẩy mạnh cơ cấu lại đầu tư công, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tham nhũng lãng phí, nợ đọng xây dựng cơ bản.

Xử lý có hiệu quả các tổ chức tín dụng yếu kém, tiếp tục cơ cấu lại tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu của nền kinh tế một cách cơ bản và triệt để, từng bước xóa bỏ đầu tư chồng chéo, đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại.

Phải hoàn thiện thể chế về phòng chống tham nhũng: kiểm soát thu nhập của người có chức có quyền, phải công khai và minh bạch. Các quy định của luật pháp về chống tham nhũng.Phải nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu.
Thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, phải công khai, minh bạch các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Phải thường xuyên thanh kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm khắc các vụ tham nhũng. Phải khẩn trương thu hồi nợ thuế.

Phải phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử và xã hội trong phòng chống tham nhũng, đặc biệt vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp và cơ quan truyền thông, thông tin. Phải khen thưởng xứng đáng đối với người có thành tích chống tham nhũng, phải bảo vệ những người giám tố giác và đấu tranh với các tiêu cực, tham nhũng.

Chính phủ Singapore đang đẩy nhanh tiến độ dùng thẻ ngân hàng để giao dịch trong chi tiêu cá nhân, tiến tới không dùng tiền mặt nữa. Điều này cho thấy, ở một đất nước được đánh giá cao về sự trong sạch, không thèm tham nhũng và không dám tham nhũng trong bộ máy công quyền đến thế mà vẫn tiếp tục tiến thêm một bước tích cực hơn trong việc quản lý và theo dõi tài khoản cá nhân.

Thiết nghĩ, đây chính là một cách chúng ta sẽ phải học dài dài dù trong vài năm tới cũng không thể làm nổi như họ. Sọng nếu chúng ta còn xem nhẹ việc này, tình trạng không kiểm soát nổi trong công tác phòng chống tham nhũng là lẽ đương nhiên.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Tham nhũng, lãng phí là nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới