Thứ sáu, 19/04/2024 11:14 (GMT+7)

Thiên đường biển Mũi Né đang bị 'đe dọa'

MTĐT -  Thứ ba, 30/07/2019 17:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với vẻ đẹp hoang sơ, Mũi Né từng được ví là “thiên đường biển”. Thế nhưng, những năm qua, Mũi Né đang phải đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch.

Hạ tầng xuống cấp trầm trọng, rác thải bủa vây, sạt lở bờ biển là những vấn đề mà điểm du lịch Hàm Tiến - Mũi Né (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), nơi được mệnh danh là “thủ đô resort” của Việt Nam đang ngày càng trở nên xấu xí trong mắt du khách.

Theo thông tin trên Zing, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Bình Thuận cho biết, chỉ riêng con đường Nguyễn Đình Chiểu (phường Hàm Tiến) đã có đến 53 resort đang hoạt động, chiếm gần 50% tổng số lượng resort ở TP Phan Thiết. Nguyễn Đình Chiểu là con đường dài khoảng 8 km chạy dọc theo bờ biển, là đoạn nối dài của đường Nguyễn Thông và nối với đường Huỳnh Thúc Kháng.

Tuy nhiên các resort tại khu vực này cũng đang phải đối mặt với vấn đề biển xâm thực diễn ra ngày càng trầm trọng. Một số bãi tắm đang dần bị nước biển "nuốt trọn" đã diễn ra khoảng 2 năm trở lại đây.

Những bao cát khổng lồ được chằng chống tại bờ biển. Ảnh: Thanh Niên.

Tình trạng sạt lở bờ biển đã làm cho những bãi biển đẹp của "thủ đô resort" dần biến mất. Thay vào đó là lớp lớp các bao cát, tăng bạt được các khu du lịch chằng chống, điều này làm cho du khách không còn mấy hào hứng để đến đây tắm biển.

Mới đây, trao đổi với báo Thanh niên, PGS-TS Vũ Thanh Ca, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo, việc làm kè biển này nếu cứ mạnh ai nấy làm, không những không giữ được bờ, bãi mà nó còn góp phần xói lở và xâm thực những nơi khác với mức độ nghiêm trọng hơn.

Hiện nay, chiếu theo luật Tài nguyên môi trường, biển và hải đảo (2015), thì tất cả các công trình này đều vi phạm vì không được cấp phép.

Về việc xây dựng kè biển tự phát ở Mũi Né, ông Xà Dương Thắng, Giám đốc Sở Xây dựng Bình Thuận, cho biết Sở đang xử lý những bất cập.

Hiện tượng xâm thực ảnh hưởng không nhỏ đến khu du lịch Mũi Né. Ảnh: Zing.

Rác thải bủa vây

Không chỉ sạt lở, thời gian qua, ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề Mũi Né gặp phải. Theo người dân địa phương, tình trạng này thường xảy ra vào mùa Nam từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Trong thời điểm này, các loại rác thải ngoài biển bị sóng đẩy vào bờ với khối lượng rất lớn.

Rác thải khiến nhiều du khách nước ngoài khi đi dạo đến khu vực này liền lập tức quay trở lại vì không thể vượt qua “con đường rác” đang bốc mùi hôi thối. nhiều du khách đã từ chối đặt phòng vì không thể xuống tắm biển.

Được biết, Bình Thuận hiện có 400 cơ sở du lịch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận hồ sơ môi trường. Hầu hết các cơ sở này đều nằm ở ven biển.

Ông Đỗ Văn Thái, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Bình Thuận thừa nhận tại các điểm, khu du lịch cộng đồng và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nhỏ lẻ thường xuyên xảy ra cảnh rác thải, nước thải chưa được thu gom, xử lý triệt để. Các cơ sở du lịch nằm dọc đường Nguyễn Đình Chiểu, đường ĐT 719 và một số khu vực ven biển Hàm Tiến - Mũi Né chưa có hệ thống thoát nước nên xả nước thải trực tiếp ra biển.

Bờ biển nhếch nhác vì rác thải. Ảnh: Zing.

Ông Võ Văn Thông, Phó Chủ tịch UBND TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), cho rằng bãi biển có đẹp tới đâu, nhà hàng ăn có ngon đến mức nào, khách sạn cao cấp bao nhiêu nhưng khách du lịch phải đi trên những bãi biển đầy rác thì điểm đến đó không thể là một điểm đến an toàn và hấp dẫn.

Nạn rác thải và ô nhiễm môi trường ở Mũi Né hiện nay là do tình trạng rác đại dương tấp vào bờ hằng năm vào mùa gió nam; hệ thống nhà vệ sinh công cộng chưa có, chưa đủ chuẩn hoặc đã xuống cấp; các hoạt động chế biến hải sản trong khu dân cư của người dân gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường; hệ thống ống xả nước thải ra biển của các cơ sở kinh doanh du lịch không bảo đảm mỹ quan, gây tâm lý không thoải mái cho du khách.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Thiên đường biển Mũi Né đang bị 'đe dọa'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?