Thứ sáu, 29/03/2024 05:00 (GMT+7)

Thiết lập thị trường carbon nhằm mục tiêu giảm khí thải nhà kính

PV -  Thứ bảy, 12/12/2020 10:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi vừa được thông qua đưa ra cơ chế mới là thiết lập thị trường trao đổi, mua bán tín chỉ/hạn ngạch carbon trong nước.

Sàn giao dịch tín chỉ carbon đã xuất hiện ở Việt Nam từ nhiều năm nay, khi Việt Nam triển khai các Dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) theo Nghị định thư Kyoto và gần đây là một số dự án hợp tác với đối tác quốc tế để trao đổi tín chỉ phát thải như Thỏa thuận Chi trả giảm phát thải từ rừng vùng Bắc Trung Bộ (ERPA), Dự án khí sinh học trong chăn nuôi…

Tại Việt Nam đã sản xuất được tín chỉ carbon và đã bán được, nhưng những giao dịch này chưa được chú ý nhiều. Tại  buổi Tọa đàm với chủ đề "Vượt qua các thách thức biến đổi khí hậu tại Việt Nam, sau 5 năm ký kết Thỏa thuận khí hậu Paris" do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam phối hợp tổ chức. Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định:

“Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi vừa được thông qua đưa ra một cơ chế mới là thiết lập thị trường trao đổi, mua bán tín chỉ/hạn ngạch carbon trong nước, nhằm mục đích khuyến khích những doanh nghiệp giảm được nhiều phát thải khí trao đổi hạn ngạch với doanh nghiệp chưa thực hiện phát thải theo quy định”.

Ông Phạm Văn Tấn (thứ 2, từ phải sang), Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, phát biểu tại Tọa đàm "Vượt qua các thách thức biến đổi khí hậu tại Việt Nam, sau 5 năm ký kết Thỏa thuận khí hậu Paris"

Tại buổi tọa đàm, ông Phạm Văn Tấn cho biết thêm, ngoài việc triển khai thực hiện tại Việt Nam, các quốc gia đưa ra ý kiến, tự đưa ra những cách ứng phó và chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Sau đó tập hợp lại ý kiến của các quốc gia thì vẫn có khoảng cách khá lớn. Từ đó yêu cầu các quốc gia trình bày lại và đệ trình bản cập nhật vào năm 2020. Thực hiện nhiệm vụ này thì phía Việt Nam chúng ta cũng đã triển khai ngay hoạt động rà soát cập nhật. Ngày 11/9/2020 vừa qua, Việt Nam là một trong 20 nước đầu tiên trên thế giới trình bày bản cập nhật sau khi rà soát trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

“Quan trọng nhất, ngày 17/11/2020 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi, trong đó có 1 chương về biến đổi khí hậu và chương này triển khai cụ thể đóng góp của Việt Nam, trách nhiệm triển khai thực hiện nhiệm vụ của thỏa thuận Paris của Việt Nam. Như vậy, một lần nữa chúng ta có thể thấy tính tiên phong chắc chắn thực hiện thỏa thuận Paris của Việt Nam, biến nó thành quy định cụ thể.

Đáng chú ý là bắt đầu từ năm 2021, các doanh nghiệp phát thải lớn ở nước ta thì phải có trách nhiệm kiểm kê trước hết, sau đó cần có lộ trình để giảm mức phát thải của mình để thực hiện cam kết của Việt Nam về giảm phát thải. Đồng thời, có những hoạt động để cho Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt,  thì trong Luật Bảo vệ Môi trường đã quy định chúng ta không phải chỉ có thực hiện giảm nhẹ phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu mang tính chất có lợi ích như giai đoạn trước 2020, từ năm 2021 trở đi, trách nhiệm này đã trở thành bắt buộc đối với Việt Nam và trở thành quy định bắt buộc cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường mới được Quốc hội thông qua”. Ông Phạm Văn Tấn cho hay.

Hơn nữa, ứng phó biến đổi khí hậu không phải nỗ lực riêng của phía Nhà nước, của các tổ chức quốc tế, mà của tất cả thành phần xã hội, trong đó không thể thiếu đóng góp của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là thành phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm phát thải.

Đại diện Cục Biến đổi khí hậu nhấn mạnh, nỗ lực chống biến đổi khí hậu không chỉ là nỗ lực của nhà nước, của doanh nghiệp mà là của tất cả các thành viên trong xã hội. Cho nên để thực hiện được mục tiêu giảm nhẹ phát thải, thích ứng với biến đổi khi hậu thì thành phần doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng.

Từ nay thị trường trao đổi carbon này thì trước chúng ta cũng đã nghe cơ chế phát triển sạch trên thế giới, rồi tới hoạt động tín chỉ chung giữa Việt Nam và Nhật Bản có trao đổi tín chỉ đó nhưng để hình thành một thị trường mà các doanh nghiệp trong nước trao đổi với nhau thì chúng ta cần có khoảng thời gian khoảng 5 năm để thực hiện.

Đối với Việt Nam, một đất nước đã đứng trước rất nhiều tác động của biến đổi khí hậu, chúng ta đã hết sức chủ động để thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, để huy động sự tham gia của tất cả các bên đang sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam trong sự nghiệp chung đó.

Bạn đang đọc bài viết Thiết lập thị trường carbon nhằm mục tiêu giảm khí thải nhà kính. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.