Thứ sáu, 19/04/2024 21:22 (GMT+7)

Thuế sản phẩm nhựa, túi nilon tăng liệu có giảm thiểu ô nhiễm?

Lam Vy -  Thứ hai, 31/08/2020 16:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chỉ thị 33/CT-TTg được giới chuyên gia nhận định là hành động mạnh mẽ tiếp theo của Chính phủ nhằm thực hiện cam kết giảm thiểu chất thải nhựa, bảo vệ môi trường

Rác thải nhựa đang là hiểm họa môi trường toàn cầu. Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm 65% số lượng túi nilon phân hủy dùng tại các siêu thị và các trung tâm thương mại lớn.

Hơn 50% lượng nhựa được tiêu thụ mỗi ngày nằm trong những sản phẩm nhựa dùng một lần. Có nghĩa rằng, trong hàng triệu tấn nhựa sản xuất ra mỗi năm quá nửa trong số đó chỉ đem lại cho chúng ta cảm giác tiện ích trong ít phút như cốc nhựa, ống hút, túi nilon… Sau đó, những thứ này bị vứt ra môi trường và trở thành những thứ đồ nhựa vô dụng. Nó tồn tại trong môi trường tự nhiên và trở nên vô cùng nguy hại.

Tại bãi rác của một làng tái chế nhựa lớn nhất của cả nước, người ta ước tính một tấn phế liệu nhựa, túi nilon được đưa vào sản xuất sẽ thải ra đến 30% lượng rác thải không thể tái chế. Cách xử lý duy nhất đối với loại rác thải đó là tập kết về bãi rác sau đó sẽ được xử lý thủ công. Đáng lo ngại là việc đốt rác theo cách thủ công đang ngày ngày “bức tử” sự sống, bởi theo các chuyên gia rác thải này khi cháy sẽ thải ra cả chất độc đi-ô-xin.

Rác thải nhựa đang là hiểm họa môi trường toàn cầu. Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Rõ ràng thói quen sử dụng túi nilon, nhựa dùng một lần có thể đem lại sự tiện lợi cho con người trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng ít ai ngờ nó lại là tác nhân đẩy môi trường đứng trước thảm họa ô nhiễm.

Tăng thuế có thể giúp môi trường cải thiện

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Theo đó, giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng mức thuế đối với túi nilon, bao bì và sản phẩm nhựa khác.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng mức thuế đối với túi nilon, bao bì và sản phẩm nhựa khác; nghiên cứu đề xuất đánh thuế vật liệu nhựa gốc (virgin plastics); chỉ đạo thanh tra, kiểm tra ngăn chặn các hành vi trốn thuế bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với túi nilon.

Thói quen sử dụng túi nilon, nhựa dùng một lần có thể đem lại sự tiện lợi cho con người trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng ít ai ngờ nó lại là tác nhân đẩy môi trường đứng trước thảm họa ô nhiễm. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Đồng thời, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ TN&MT nghiên cứu, đề xuất chính sách tài chính nhằm thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động tái chế chất thải và tái chế chất thải nhựa; ưu đãi, hỗ trợ đối với túi nilon thân thiện môi trường, các sản phẩm nhựa tái chế và các vật liệu thân thiện với môi trường. Nghiên cứu xây dựng tiêu chí ưu tiên hoặc định mức áp dụng mua sắm công đối với các sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường;….

Chỉ thị 33/CT-TTg được giới chuyên gia nhận định là hành động mạnh mẽ tiếp theo của Chính phủ nhằm thực hiện cam kết giảm thiểu chất thải nhựa, bảo vệ môi trường sinh thái biển và đại dương, với tư cách Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp quốc.

Trao đổi với PV Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, TS Trần Văn Miều - Trưởng ban truyền thông Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam rất mừng với chỉ thị 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. TS Miều chia sẻ:

“Tôi thấy chỉ thị này vô cùng phù hợp, vì hiện nay sản phẩm nhựa là quá nhiều và gây hại cho môi trường là rất lớn. Nhưng bỏ đi ngay thì không bỏ được mà phải bỏ dần dần, tuy nhiên muốn bỏ dần dần thì phải đánh thuế sản xuất tăng lên, khi đánh thuế tăng lên thì bắt buộc người sản xuất phải nghĩ sang hướng khác và đưa ra rản phẩm khác phù hợp, an toàn với môi trường, thay thế được sản phẩm nhựa.

Việc làm này cũng giúp nhà nước thu thêm tiền thuế để giải quyết được những tác hại của rác thải nhựa gây ra. Tăng thuế sản phẩm từ nhựa, túi nilon thì buộc giá thành tăng, khi giá thành tăng lên thì người tiêu dùng sẽ cảm thấy đắt quá thì họ sẽ không dùng, chuyển sang các sản phẩm tự nhiên rẻ hơn”.

Tăng thuế mang ý nghĩa tài chính hơn môi trường

Nhưng ngoài những ý kiến của các chuyên gia đồng tình thì cũng có những chuyên gia tỏ ra lo ngại, chưa thật sự hy vọng vào chỉ thị mới này, để thông tin được khách quan, đa chiều tới bạn đọc. PV Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội, PGS.TS Thịnh cho biết:

“Đối với những sản phẩm từ nhựa, túi nilon tưởng rằng việc tăng thuế để làm cho giá đồ nhựa sản xuất trong nước sẽ tăng lên, thì sẽ giảm được phần nào nguy cơ xả thải rác thải nhựa gây ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên việc tăng thuế như thế này nó có ý nghĩa về tài chính nhiều hơn là về môi trường”.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Vì sản phẩm nhựa là rất nhiều, người Việt có thói quen dùng đồ nhựa, vì nó rẻ, tiện và không dễ để thay đổi thói quen. Nên việc tăng thuế, tăng giá thì người ta vẫn sử dụng và khi tăng rồi nhưng vẫn còn rẻ hơn so với các vật liệu khác. Chính sách tăng thuế để điều tiết tiêu dùng là không hiệu lực, không tác dụng, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ thêm.

Được biết, đánh thuế bảo vệ môi trường túi nilon không phải chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng. Theo thống kê chưa đầy đủ về chính sách thuế ở hơn 50 nước của Bộ TN&MT, có 27 nước đánh thuế vào việc sản xuất, còn khoảng 30 nước đánh thuế vào việc tiêu thụ.

Bạn đang đọc bài viết Thuế sản phẩm nhựa, túi nilon tăng liệu có giảm thiểu ô nhiễm?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...