Thứ năm, 25/04/2024 15:45 (GMT+7)

Vì sao mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội vào nhóm cao nhất thế giới?

MTĐT -  Thứ hai, 07/06/2021 09:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 6.6, có thể thấy rõ bằng mắt thường quang cảnh mù mịt bao trùm nhiều tòa nhà cao tầng và trên các tuyến đường trong thành phố Hà Nội.

Quang cảnh mù mịt tại khu vực cầu Nhật Tân (Hà Nội) chụp sáng 6.6. Ảnh TG.

Ngày 6.6, có thể thấy rõ bằng mắt thường quang cảnh mù mịt bao trùm nhiều tòa nhà cao tầng và trên các tuyến đường trong thành phố Hà Nội. Hiện tượng này kéo dài nhiều giờ khiến tầm nhìn xa bị hạn chế và gây cảm giác ngột ngạt cho người dân khi đi đường.

Sáng cùng ngày, ứng dụng theo dõi ô nhiễm không khí như Air Visual đưa ra mức cảnh báo ô nhiễm nghiêm trọng tại Hà Nội. Cụ thể, ứng dụng Air Visual áp dụng cách tính giá trị AQI của Mỹ đưa mức cảnh báo ô nhiễm không khí màu đỏ - mức xấu, giá trị AQI từ 171 – 184 (có hại cho sức khỏe). Theo ứng dụng này, Hà Nội có thời điểm xếp thứ nhất thế giới về ô nhiễm không khí.

Bảng xếp hạng chỉ số AQI các nước trên thế giới thời điểm 8h56p ngày 6.6. Ảnh chụp màn hình


Về vấn đề Hà Nội đột nhiên “thăng hạng” ô nhiễm không khí nhất thế giới, trao đổi với Lao Động, PGS. TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, không khí Hà Nội trong sáng nay và cảnh báo những ngày gần đây có dấu hiệu ô nhiễm ở mức cao.

Các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này được chuyên gia môi trường chỉ ra gồm: Khí phát thải từ các nhà máy các khu công nghiệp, phương tiện giao thông; đốt rác và phụ phẩm nông nghiệp và đặc biệt là đốt rơm rạ của người dân trong mùa thu hoạch.

Tuy nhiên, PGS. TS Bùi Thị An cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí tại Thủ đô không hoàn toàn chỉ do đốt rơm rạ mà được cộng hưởng bởi nhiều yếu tố trên.

“Với chất lượng không khí như hôm nay sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân. Các khu vực ngoại thành, người dân cần hạn chế đốt rác, phụ phẩm nông nghiệp và rơm rạ”, PGS. TS Bùi Thị An khuyến cáo.

TS. Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, mùa hè tại Hà Nội có nắng và gió, lớp khí quyển tạo điều kiện khuếch tán không khí làm cho không khí trong lành hơn.

Một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trời mù mịt và ô nhiễm được chuyên gia môi trường chỉ ra là do việc đốt rơm rạ. Ảnh: TG


Nhưng theo quan sát, khoảng 1 tuần nay, việc bà con đốt rơm rạ sau thu hoạch vào buổi chiều đã gây ra ô nhiễm. Khói bụi bắt đầu lan từ ngoại thành vào nội thành Hà Nội 21-22h đêm đến 1-2h giờ sáng, sau đó dần dần trong sạch trở lại.

Theo ông Tùng, việc so sánh Hà Nội ô nhiễm nhất hay nhì thế giới đó chỉ là tương đối nhưng rõ ràng mấy ngày qua, việc đốt rơm rạ là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm chất lượng không khí.

“Mặc dù Hà Nội đã có Chỉ thị 15 về cấm đốt rơm rạ và đưa ra nhiều biện pháp nhằm chấn chỉnh nhưng người dân khu vực ngoại thành vẫn không chấp hành theo quy định”, TS. Hoàng Dương Tùng nói.

Cũng theo ông Tùng, trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu thị trường có, nhưng không thể xuất hàng hóa, nên người dân đành phải thu gom rơm rạ để đốt, nên dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường không khí.

Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam khuyến cáo, việc đốt rơm rạ khiến chất lượng không khí nhanh chóng bị ảnh hưởng. Bụi mịn PM2,5 cao ở AQI đỏ có hại cho sức khoẻ, do đó người dân nên hạn chế ra ngoài vào thời điểm về đêm.

Theo TÙNG GIANG/ Báo Lao Động

Bạn đang đọc bài viết Vì sao mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội vào nhóm cao nhất thế giới?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.