Thứ sáu, 19/04/2024 20:56 (GMT+7)

Nhân lên gương điển hình tiên tiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2020

MTĐT -  Thứ năm, 30/07/2020 11:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng ngày 29/7, tại Hà Nội, Bộ TN & MT phối hợp Tổng cục môi trường tổ chức Hội nghị: Điển hình tiên tiến lần thứ III, giai đoạn 2020 - 2025 và sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2020.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đánh giá: “Trong 5 năm qua (2015 – 2020) và 6 tháng đầu năm 2020, Tổng cục Môi trường đã có nhiều nỗ lực, gặt hái nhiều kết quả quan trọng, từ đó, đã tạo được niềm tin trong nhân dân đối với công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, ngăn chặn đến mức thấp nhất các sự cố môi trường có thể xảy ra”.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân phát biểu tại Hội nghị. Nguồn ảnh: Báo TN & MT

Thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài cho biết, xác định vai trò, sứ mệnh quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Trung ương, trong giai đoạn 5 năm qua, Tổng cục tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực môi trường, trong đó: triển khai đồng bộ, hiệu quả các công cụ quản lý, giải pháp chính sách nhằm tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, đặc biệt đã chú trọng nâng cao chất lượng công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường.

Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài phát biểu. Nguồn ảnh: Báo TN & MT

Hàng trăm dự án được thẩm định, đánh giá các yêu cầu bảo vệ môi trường; trong đó hầu hết các dự án được yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung các biện pháp giảm thiểu tác động có hại đến môi trường, đề xuất không cấp phép đầu tư nhiều dự án vì không đáp ứng các yêu cầu về môi trường.

Bên cạnh đó tích cực nghiên cứu, triển khai nhiều biện pháp ứng phó sự cố môi trường, dần chuyển từ thế bị động sang chủ động trong ứng phó, giải quyết các sự cố, vụ việc ô nhiễm môi trường; qua đó đã góp phần ngăn chặn cũng như giải quyết hàng trăm vụ việc, sự cố môi trường như vụ việc gây ô nhiễm.

Tổng cục cũng tăng cường theo dõi, triển khai tích cực các biện pháp nhằm kiểm soát, giảm dần tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực tập trung nhiều nguồn thải như khu, cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông,... Đến nay, 89% các khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung; xử lý 92% chất thải rắn sinh hoạt, 85% chất thải nguy hại; tỷ lệ chất thải được tái chế liên tục tăng.

Tập trung cao độ hoàn thiện dự thảo Luật BVMT sửa đổi

Trong 6 tháng cuối năm 2020, Thứ trưởng yêu cầu, Tổng cục tập trung cao độ vào việc hoàn thiện dự thảo Luật BVMT sửa đổi, kịp thời trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện, trình ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghi ̣định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen; Thông tư quy định chi tiết một số điều Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ngập nước; Thông tư quy định về hướng dẫn thực hiện báo cáo về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen; Thông tư quy định kỹ thuật quan trắc môi trường; đây là hành lang pháp lý rất quan trọng để các địa phương, đơn vị có cơ sở tổ chức triển khai nhiều quy định mới trong lĩnh vực môi trường. Tiếp tục tham mưu, đề xuất phương án để thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP về phương án thống nhất quản lý chất thải rắn trên phạm vi cả nước.

Các cá nhân được Bộ TN&MT khen thưởng. Nguồn ảnh: Báo TN & MT

Các địa phương phải thực hiện các công việc cụ thể như: Đánh giá chất lượng không khí; Xác định quan điểm, mục tiêu quản lý chất lượng không khí; Đánh giá hiện trạng quản lý chất lượng không khí bao gồm quan trắc chất lượng không khí, xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính, kiểm kê phát thải, mô hình hóa chất lượng không khí, tổ chức nhân sự, nguồn lực, thanh tra, kiểm tra; Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng; Phân tích, nhận định các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí; Xem xét, đánh giá, phân tích chi phí lợi ích của các giải pháp quản lý chất lượng không khí, từ đó xác định giải pháp ưu tiên thực hiện.

Cùng với đó, Luật BVMT sửa đổi cũng đã quy định, phân công rất rõ trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng không khí của Thủ tướng Chính phủ là ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện; chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hướng dẫn thực hiện các hoạt động phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồn bụi, khí thải gây ô nhiễm không khí, quản lý chất lượng môi trường không khí trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện; chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn quản lý.

“Tôi tin tưởng rằng, với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động của Tổng cục, Tổng cục Môi trường sẽ tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đề ra”, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nói.

Minh Anh (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Nhân lên gương điển hình tiên tiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...