Thứ năm, 28/03/2024 15:53 (GMT+7)

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến những bộ phận nào của cơ thể?

MTĐT -  Thứ năm, 26/09/2019 17:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những ngày qua, chất lượng không khí ô nhiễm ở 2 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM. Với chỉ số bụi mịn luôn ở mức cao, gấp 4 - 5 lần quy chuẩn quốc gia đã ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người.

Bụi mịn là chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất với sức khỏe

Thậm chí, theo Air Visual, hệ thống quan trắc không khí tự động tại 10.000 TP trên thế giới sáng nay ghi nhận Hà Nội là TP ô nhiễm nhất thế giới. Ghi nhận lúc 12h42 trưa nay, 26/9,  tại Hà Nội, chỉ số chất lượng không khí AQI ở ngưỡng 170.

Chất lượng không khí tại hai thành phố lớn trong những ngày vừa qua được giới chuyên gia cảnh báo là gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ thể con người chỉ có cơ chế tự bảo vệ với bụi hạt có kích cỡ lớn hơn 10 micromet, tuy nhiên với các kích cỡ bụi từ 0,01 đến 5 micromet sẽ bị giữ lại trong khí quản và phế nang.

Bụi mịn PM2.5 (có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) là chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào cơ thể người do có kích thước siêu nhỏ và ảnh hưởng sức khỏe nhiều người hơn bất kỳ chất gây ô nhiễm nào khác, ngay cả ở nồng độ thấp.

Tiếp xúc với các hạt mịn có thể gây ra các ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn như mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, sổ mũi và khó thở. Bụi siêu mịn khi tiếp xúc lâu dài gây gia tăng tỷ lệ viêm phế quản mạn tính, giảm chức năng phổi, tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim.

Cụ thể, trao đổi với báo Nhân dân, ông Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế cho rằng, không khí ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ quan tiếp xúc như mắt, cơ quan hô hấp, da… Qua việc tiếp xúc với chất ô nhiễm, sẽ làm thấm nhiễm vào trong máu, vào các cơ quan cơ thể, gây ra những bệnh lâu dài.

Ông Hải phân tích thêm, ô nhiễm không khí là tình trạng các chất lạ xuất hiện trong không khí. Nhưng hiện nay, mọi người mới chỉ quan tâm phần vật lý, tức là kích thước hạt bị ảnh hưởng trong không khí, nhưng tính chất của ô nhiễm không khí hoàn toàn khác nhau.

"Ở miền núi hay có những màn sương, chất lượng không khí không tốt nhưng không ảnh hưởng sức khỏe. Trong khi đó, ở những khu công nghiệp, màn sương bụi hoàn toàn khác, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ở môi trường bệnh viện cũng mang tính chất hoàn toàn khác, vì phải xem trong hạt bụi có vấn đề vi sinh không. Vì thế, phải kiểm soát hạt bụi mang chất ô nhiễm nào mới có sự lo lắng và tìm giải pháp phù hợp”, ông Hải nói.

Phổi gánh chịu nhiều nhất

Hít phải khói bụi ô nhiễm sẽ tạo gánh nặng cho phổi, khiến phổi dễ bị hư hỏng. Nó cũng có thể làm trầm trọng các triệu chứng ở những người bị bệnh hen suyễn, bệnh hô hấp khí phế thũng và viêm phế quản. Một nghiên cứu cũng kết luận tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em sống gần những khu vực bị ô nhiễm cao hơn nhiều so với những vùng khác.

Trao đổi với Infonet, bác sĩ chuyên khoa Phổi - Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược - Cơ sở 2 cho biết: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hô hấp ở mức độ cấp tính và mạn tính. Ở mức độ cấp tính, gây các triệu chứng như ho và khò khè. Ở tình trạng mạn tính, không khí ô nhiễm có thể dẫn đến hen suyễn, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

“Không khí ô nhiễm làm gia tăng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn và các triệu chứng dị ứng ở trẻ em; làm cho bệnh nhân hen và COPD dễ bị phát bệnh cấp và nhập viện nhiều hơn. Tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim, thúc đẩy bệnh xơ gan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng gan, bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến hệ thần kinh...”

Ô nhiễm không khí khiến trẻ bị rối loạn tâm thần

Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí đang khiến trẻ dễ bị rối loạn tâm thần như lo lắng và nghĩ đến tự tử.

Ngay cả tiếp xúc ngắn hạn với khói và khói từ giao thông và công nghiệp cũng có thể dẫn đến tăng đột biến bệnh tâm thần từ một đến hai ngày sau đó, các nhà khoa học tại Bệnh viện Trẻ em Cincinnati cho biết.

Nghiên cứu được công bố cũng cho thấy trẻ em sống trong các khu vực khó khăn có thể dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí hơn những đứa trẻ khác.

“Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên quan giữa mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời hàng ngày và các triệu chứng rối loạn tâm thần, như lo lắng và tự tử ở trẻ em”, đồng tác giả, tiến sĩ Cole Brokamp nói.

Chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận những phát hiện này. Nó có thể dẫn đến các chiến lược phòng ngừa mới cho trẻ em gặp các triệu chứng liên quan đến rối loạn tâm thần.

Việc trẻ em sống trong các khu vực nghèo đói cao trải qua ảnh hưởng sức khỏe lớn hơn của ô nhiễm không khí có thể có nghĩa là các tác nhân gây ô nhiễm và gây căng thẳng trong khu vực có thể có tác động hiệp đồng đối với mức độ và tần suất triệu chứng tâm thần.

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp quét não để chỉ ra những đứa trẻ sống gần một con đường đông đúc có nồng độ myoinositol cao hơn - một loại đường tự nhiên là dấu hiệu của sự lo lắng trong não.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các hạt mịn và các chất ô nhiễm khí thải khác được biết là gây viêm trong các cơ quan, đặc biệt là não đang phát triển.

Nghiên cứu thứ hai cho thấy việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong giai đoạn đầu đời có liên quan đáng kể đến trầm cảm tự báo cáo và các triệu chứng lo âu ở trẻ 12 tuổi.

Để phòng ngừa các bệnh lý cũng như tác hại do ô nhiễm không khí gây ra, các chuyên gia y tế khuyến cáo, cần phải nắm được thông tin về mức an toàn trong không khí để có kế hoạch phòng vệ cho bản thân. Trong những ngày ô nhiễm không khí nguy hại, người dân nên hạn chế ra đường.

Khi đi ra ngoài đường phải đeo khẩu trang để ngăn ngừa khói bụi trong không khí. Đặc biệt, các chuyên gia lưu ý, khẩu trang thông thường như khẩu trang vải, khẩu trang y tế không thể lọc được bụi mịn mà chỉ hạn chế 30%-40% lượng bụi.

Để ngăn được bụi PM 2.5, chuyên gia khuyến cáo cần sử dụng khẩu trang chuyên dụng. Do đó, người dân cần trang bị khẩu trang N95 hoặc N99 để sử dụng khi ra đường. Trường hợp chỉ có khẩu trang y tế, người dân cần lồng hai chiếc vào nhau hoặc lót kèm khăn giấy bên trong để ngăn bụi.

Bảo My(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến những bộ phận nào của cơ thể?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.