Thứ ba, 16/04/2024 16:38 (GMT+7)

Ô nhiễm không khí Hà Nội vượt ngưỡng báo động đỏ

MTĐT -  Thứ hai, 30/09/2019 09:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Liên tiếp trong hai ngày 29/9 và sáng 30/9, ô nhiễm không khí tại thủ đô Hà Nội tăng lên mức nghiêm trọng. Tại nhiều điểm đo đã vượt ngưỡng đỏ, lên ngưỡng tím – ngưỡng cực kỳ có hại cho sức khỏe.

Vượt ngưỡng báo động đỏ

Theo Báo Tin tức, ghi nhận của hệ thống quan trắc không khí AirVisual quốc tế, vào sáng nay (30/9), Hà Nội tiếp tục được ghi nhận là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với mức độ ô nhiễm vượt qua báo động đỏ, lên tới ngưỡng tím với chỉ số AQI là 272 vào lúc 6h30 sáng. Đây là mức nguy hại đến sức khỏe của tất cả mọi người.

Hà Nội tiếp tục là thành phố ô nhiễm nhất thế giới vào sáng 30/9 theo ghi nhận của hệ thống quan trắc thế giới AirVisual. Ảnh chụp màn hình.

Ghi nhận của hệ thống quan trắc không khí độc lập PAMAir cũng cho thấy tại nhiều điểm đo, mức độ ô nhiễm ở ngưỡng tím, cụ thể như tại điểm đo tại Bắc Từ Liêm AQI ở ngưỡng 249, Gamuda garden (Hoàng Mai) ở mức 238, Tây Hồ ở mức 241, Trần Quang Khải (Hoàn Kiếm) ở ngưỡng 204...

Một số điểm đo thuộc đồng bằng Bắc Bộ như Đông Hưng (Thái Bình) AQI ở mức 239, Thái Thụy (Thái Bình), ở ngưỡng 279, Kiến An (Hải Phòng) ở mức 227, Châu Khê (Bắc Ninh) ở mức 229... 
Điểm đặc biệt của đợt ô nhiễm không khí này là ô nhiễm nghiêm trọng nhất vào đêm, sáng sớm và chiều tối. Ghi nhận của 2 hệ thống quan trắc không khí trên vào 10h30 tối 29/9 cũng cho thấy không khí ở mức ô nhiễm tím tại nhiều điểm.

Tuy nhiên, chất lượng không khí từ cuối buổi sáng đến chiều lại được cải thiện. 

Ô nhiễm không khí - “Sát thủ giấu mặt” của cửa ngõ hô hấp

Theo Sức khỏe Đời sống, hiện nay, cả nước có khoảng 10 - 15% dân số (tương đương 10 triệu người) bị viêm mũi, còn người bị bệnh viêm xoang chiếm tỉ lệ từ 15 - 17% (tương đương 15 triệu người). Với sự gia tăng báo động của khói, bụi, đặc biệt là CO2, CO, SỎ3, chì, thuỷ ngân và các hóa chất độc hại khác trong không khí, làm cho mọi người đều có nguy cơ cao mắc các bệnh về hô hấp và tai mũi họng, như sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi.

Nhiều điểm đo tại Hà Nội lên tới ngưỡng báo động tím theo ghi nhận của hệ thống quan trắc tự động PAMAir. Ảnh chụp màn hình.

Theo đó các số liệu thống kê từ Bộ Y tế trong những năm gần đây cũng cho thấy các bệnh nhân về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí gây ra, đặc biệt những các thành phố lớn như Hà Nội, HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai và các tỉnh phía Bắc ….

Mũi chính là cửa ngõ của đường hô hấp vì thế đây là cơ quan đầu tiên trên cơ thể phản ứng với các tác nhân ô nhiễm từ môi trường và những thay đổi thất thường của thời tiết. Bình thường hốc mũi được lót bằng một lớp niêm mạc. Chúng có nhiệm vụ tiết ra chất nhầy làm ẩm không khí khi đi qua mũi, góp phần bảo vệ cơ thể bằng cách giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn rồi tống xuống họng nhờ lớp thảm nhầy và hệ thống lông chuyển trên bề mặt tế bào. Khi lớp biểu mô này bị kích thích bởi thời tiết, hóa chất, phấn hoa, dị vật, các khối u,… chúng sẽ tăng cường tiết dịch nhiều hơn bình thường, gây nên viêm mũi, nếu nhẹ thì thường làm nghẹt mũi, gây mệt mỏi trong sinh hoạt, khiến cơ thể có cảm giác uể oải do lượng oxy đưa lên não bị thiếu hụt; tiếp theo là nhức đầu, giảm tập trung trí nhớ ảnh hưởng đến công việc, học tập; nặng thì sẽ phải thở bằng đường miệng, dẫn đến bị khô họng, gây viêm họng; biến chứng quan trọng khác là viêm mũi nếu để lâu sẽ trở thành viêm mũi - xoang do vi trùng, phải điều trị kéo dài.

Mũi là địa chỉ “trú ngụ” của rất nhiều loại vi khuẩn, khi không khí ô nhiễm, vi khuẩn tăng lên nhiều hơn thì khả năng mắc bệnh cao hơn ngay cả khi con người khoẻ mạnh.

Chủ động vệ sinh mũi trong tình trạng không khí ô nhiễm như thế nào?

Việc vệ sinh mũi hàng ngày giúp phòng ngừa hiệu quả viêm mũi, viêm xoang. Ngoài việc phòng ngừa viêm mũi, viêm xoang, vệ sinh mũi còn làm giảm được tỷ lệ mắc các bệnh về tai và họng như viêm tai giữa, viêm họng…. Chúng ta cần lựa chọn cho mình và các thành viên trong gia đình các dung dịch vệ sinh mũi hiện có bán tại các hiệu thuốc để xịt mũi 2-3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, cần phải tăng sức đề kháng như ăn uống đủ chất, tập thể dục, vào mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể, giữ ấm cổ. Đặc biệt cần chú ý tránh làm tổn thương niêm mạc mũi, dùng khẩu trang khi lưu thông trên đường.

PGS.TS.BS Đặng Xuân Hùng – Giảng viên cao cấp bộ môn Tai - Mũi Họng - Đại học Y Phạm Ngọc Thạch cho rằng: “Vệ sinh tai mũi họng cần thiết như đánh răng mỗi ngày. Mọi người hãy chịu khó vệ sinh tai mũi họng như đánh răng mỗi ngày thì các BS Tai mũi họng sẽ “thảnh thơi” vì không có bệnh, người dân sẽ sống khỏe vì không phải mệt mỏi do bệnh viêm xoang hay hô hấp”.

Ứng Chi (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm không khí Hà Nội vượt ngưỡng báo động đỏ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.