Thứ sáu, 26/04/2024 05:10 (GMT+7)

Phó Thủ tướng: Tuyệt đối không để xảy ra sự cố môi trường

MTĐT -  Thứ ba, 09/01/2018 09:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng 8/1, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018.

 Báo thanh tra đưa tin, phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, ngành TN&MT đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật sự vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển...

Biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự báo; thiên tai, bão, lũ lụt, sạt lở xảy ra ở nhiều nơi, tác động lớn đến nhiều ngành kinh tế, đời sống người dân. Sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung vẫn đang để lại một số hậu quả. Môi trường sống đang phải chịu những áp lực không nhỏ do tác động tích lũy của quá trình tăng trưởng. Tình trạng lãng phí tài nguyên còn xảy ra ở nhiều địa phương.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, thách thức đang đặt ra trong công tác quản lý của ngành tài nguyên môi trường, thông tin trên báo dân trí.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Bộ TN&MT.

Đó là một số chính sách, pháp luật chưa theo kịp yêu cầu phát triển của thực tế, chưa có đột phá lớn để thúc đẩy giải phóng các nguồn lực khác như lao động, khoa học và các nguồn vốn cho phát triển. Nhiều vụ việc khiếu nại chưa được giải quyết dứt điểm, phát sinh điểm nóng, phức tạp.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng cần phải tập trung hoàn thành việc điều tra, quy hoạch tài nguyên nước; khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên lưu vực. Đặc biệt, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, vận hành duy trì dòng chảy tối thiểu của các hồ chứa thủy điện bằng công nghệ tự động, trực tuyến…

Không để xảy ra sự số như Formosa

Infonet dẫn tin, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định năm 2017 có nhiều khó khăn thách thức tác động trực tiếp đến các ngành và đến nền kinh tế. Tuy nhiên, ngành tài nguyên môi trường vẫn có những đóng góp quan trọng.

Theo Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, công tác quản lý tài nguyên môi trường trong năm 2017 có nhiều chuyển biến khá toàn diện trên các lĩnh vực. Quản lý đất đai ngày càng đi vào nề nếp, được quan tâm nhiều hơn, có hiệu quả nhiều hơn; thất thoát lãng phí trong lĩnh vực đất đai từng bước đang quan tâm, chỉ đạo. Công tác kiểm soát phòng ngừa các sự cố môi trường, tập trung chỉ đạo đánh giá môi trường….

Bên cạnh biểu dương những kết quả đã đạt được, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục như: Công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện phức tạp; tình trạng khai thác khoáng sản, cát sỏi trái phép xảy ra ở một số nơi; tình hình ô nhiễm môi trường ở một số khu, cụm công nghiệp, ở đô thị và cả nông thôn có nơi còn rất nghiêm trọng; nguồn lực đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường còn rất hạn hẹp…Tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước xảy ra ở nhiều nơi; tài nguyên biển chưa được khai thác sử dụng hiệu quả và đóng góp tương xứng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuổi trẻ online cũng đưa tin, tình trạng vi phạm trong khai thác khoáng sản ở không ít nơi chưa được giải quyết, ảnh hưởng đến môi trường. Đặc biệt là tình trạng khai thác cát sỏi trái phép vẫn diễn ra ở nhiều nơi.

Đặc biệt, theo Phó thủ tướng, ở một số địa phương, năng lực thực thi chính sách, pháp luật còn hạn chế, buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật nhất là trong quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường.

"Không để xảy ra sự cố môi trường đáng tiếc như Formosa, đồng thời nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường. Vấn đề ở chỗ phải đánh giá tác động môi trường đúng thực tế, phản ánh đúng thực chất, phải có công cụ, có hỗ trợ từ các chuyên gia và phải làm rõ trách nhiệm" - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, vov đưa tin.

Bộ TN&MT cũng đã hoàn thành kế hoạch khắc phục đối với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao để đi vào vận hành như Công ty Formosa tại Hà Tĩnh, Công ty Lee & Man tại Hậu Giang.

Đối với lĩnh vực đất đai, phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng đây là lĩnh vực rất quan trọng, phải tập trung quản lý và quản lý hiệu quả. Đặc biệt, bộ cùng các địa phương cần phối hợp giải quyết hiệu quả các vụ khiếu kiện, tố cáo liên quan đến đất đai, nhất là những vụ khiếu kiện tố cáo đông người.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu trong thời gian sớm nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải nâng cao việc ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nâng cao cảnh cáo dự báo thiên tai, diễn biến thời tiết, giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản.

T/H

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Phó Thủ tướng: Tuyệt đối không để xảy ra sự cố môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.