Thứ sáu, 19/04/2024 12:04 (GMT+7)

Quá tải hai bãi rác lớn nhất Thủ đô đâu là giải pháp?

MTĐT -  Thứ hai, 24/08/2020 14:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng và di dân khỏi khu vực bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường vẫn chưa hoàn thành.

Tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, theo thiết kế ban đầu, đến năm 2020, bãi rác này chỉ bảo đảm xử lý chất thải rắn sinh hoạt của TP. Hà Nội khoảng 1.000 tấn/ngày đêm. Sau hơn 20 năm hoạt động, khu này đã bị quá tải với công suất hiện nay lên đến 5.000 tấn/ngày, đêm; xử lý chất thải sinh hoạt cho 17/31 quận, huyện, chiếm 77 % lượng rác của toàn TP Hà Nội.

Trong khi đó, tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, theo quy hoạch đến năm 2020, công suất xử lý khoảng 700 tấn/ngày đêm nhưng hiện nay phải tiếp nhận xử lý khoảng 1.200 - 1.300 tấn rác tấn rác thải một ngày.

Vướng mắc tại các dự án xử lý rác thải

Theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định Hà Nội có 17 khu xử lý chất thải rắn bao gồm 8 khu hiện hữu được nâng cấp, mở rộng và khu đầu tư mới.

Tuy nhiên, hầu hết 17 khu xử lý chất thải rắn của TP. Hà Nội đã phê duyệt nằm trong tình trạng đã ngưng hoạt động, chưa triển khai hoặc chưa nhận được sự đồng thuận của người dân. Vì sao người dân không đồng tình, quay lưng lại với các dự án xử lý rác thải, đó cũng là những vướng mắc mà các cấp chính quyền loay hoay tìm lối thoát?

Khi nói tới sự không đồng tình tại các dự án xử lý rác thải, không thể không kể tới dự án Khu Liên hiệp xử lý rác thải Sóc Sơn. Được phê duyệt giai đoạn 2 từ năm 2010, phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng vào năm 2017.

Tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, theo thiết kế ban đầu, đến năm 2020, bãi rác này chỉ bảo đảm xử lý chất thải rắn sinh hoạt của TP. Hà Nội khoảng 1.000 tấn/ngày đêm

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng và di dân khỏi khu vực bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường vẫn chưa hoàn thành. Những lời hứa hẹn cứ kéo dài từ năm này qua năm khác, khiến người dân vô cùng bức xúc, năm nào cũng vậy như “đến hẹn lại lên”  người dân xã Hồng Kỳ, xã Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) lại chặn xe rác vào bãi rác Nam Sơn khiến Thủ đô lại ùn ứ rác thải.

Tương tự, bãi rác lớn thứ hai của Hà Nội là bãi rác Xuân Sơn cũng đã từng nhiều lần bị người dân chặn xe chở rác với những lý do vì ô nhiễm môi trường.

Đối với các dự án xây mới như Dự án Nhà máy xử lý rác thải Núi Thoong, xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ; Dự án xử lý rác thải Lại Thượng, huyện Thạch Thất… cũng không nhận được sự đồng tình của người dân. Hầu hết các dự án trên đã được triển khai từ 5 - 10 năm trước nhưng vẫn không thể hoàn thành, kéo theo đó là hàng loạt các đợt khiếu nại, phản đối của người dân địa phương.

Hy vọng mới vào điện rác

Trước tình trạng quá tải về chất thải tại các khu xử lý tập trung và nhằm giảm tỷ lệ sử dụng phương pháp chôn lấp gây ô nhiễm, những năm gần đây, TP. Hà Nội đã kêu gọi đầu tư các nhà máy xử lý chất thải rắn theo công nghệ hiện đại.

Bãi rác lớn nhất Thủ đô đang trong tình trạng quá tải.

Hiện có 5 dự án được thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư là 2 dự án tại Khu xử lý chất thải Đồng Ké (Chương Mỹ) và Phù Đổng (Gia Lâm); Dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn (đặt tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn); Dự án Xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn; Dự án Khí hóa rác thải sinh hoạt thành điện năng. Tuy vậy, những các dự án này đều triển khai khá chậm, khó hoàn thành mục tiêu thành phố đặt ra là đưa toàn bộ 5 dự án này mới đưa vào hoạt động vào năm 2021.

Hiện nay, hy vọng duy nhất là dự án điện rác Sóc Sơn đang được nhà thầu cam kết vận hành trong năm 2020. Nhà máy có công suất xử lý 4.000 tấn rác/ngày, sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi cơ học của Bỉ. Dự kiến, lượng điện thu được từ nhà máy khoảng 75MW điện/giờ.

PV (T/H)

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Quá tải hai bãi rác lớn nhất Thủ đô đâu là giải pháp?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?