Thứ sáu, 26/04/2024 05:31 (GMT+7)

Quảng Xương - Thanh Hóa: Dân kêu trời vì ô nhiễm môi trường.

DUY THỊNH -  Thứ tư, 14/03/2018 15:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hoạt động được 3 năm nhưng Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ môi trường xanh Hoàng Hải Hà khiến bà con thôn Tân thượng, xã Quảng Tân, Quảng Xương (TH) không khỏi bức xúc vì môi trường đang bị ô nhiễm

Tại khu vực của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ môi trường xanh Hoàng Hải Hà không khó quan sát những hình ảnh rác được chấp thành “núi”, trộn lẫn đủ các loại, dựa vào bức tường rào che chắn. Phía sau bức tường là những thửa ruộng bị bỏ hoang, trông như cái đầm lầy nhầy nhụa nước đen ngòm, chỉ có cỏ và bèo tồn tại.

Ném một hòn đá, hay đất xuống ruộng là nước sủi bọt, những cơn gió cuối chiều thổi mạnh làm mùi hối thối bốc lên rất khó chịu, có cảm giác buồn nôn và khó thở.

Cách đó không xa, mấy cô nông dân đang cúi gòm người cấy lúa cũng phải bật dậy, lấy vạt áo che ngang mũi, chờ gió dịu xuống mới khom người tiếp tục cấy.

Toàn cảnh khu xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ môi trường xanh Hoàng Hải Hà.

Bác L.T.T (xin được giấu tên) chừng ngoài 50 tuổi, một hộ dân có ruộng tại khu vực trên than thở: “Cứ mỗi lần mưa xuống là nước đen ngòm ngấm qua chân tường, chảy xuống mấy thửa ruộng của chúng tôi, nước ngứa lắm! lúa cháy vàng hết cả. Mấy hộ có ruộng sát tường đành bỏ hoang không làm được. Còn như nhà tôi vì tiếc ruộng mà cấy, chứ không ăn thua”.

Một số người dân đang canh tác tại đó (xin được giấu tên) cũng không giấu nỗi bức xúc: “Khổ lắm chú à không cấy lúa thì cỏ mọc kín hỏng hết ruộng, mà cấy lại nơm nớp lo lắng. Bởi chỉ cần nước trong công ty chảy ra thì lúa vàng hết, cây thì chết, cây thì khô héo, hạt lép.

Ở đây, có năm hộ đều chung cảnh ngộ. Nông dân lam lũ chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng để mưu sinh, lâm vào tình cảnh này có khốn khổ không chứ? kêu than mãi với chính quyền địa phương mà vẫn không giải quyết dứt điểm được”.

Nước đen ngòm, hôi thối được “tuồn” ra trực tiếp xuống ruộng của người dân thôn Tân Thượng, xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Trao đổi ông Lê Bá Sáu, Chủ tịch UBND xã Quảng Tân trả lời thản nhiên: “Đúng mà sự việc nhân dân phản ánh là có thật. Trong nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, các hộ dân thôn Tân Thượng đã có ý kiến, xã đã báo cáo lên huyện xin phương án giải quyết. Sau đó, huyện cũng cử đoàn kiểm tra xuống yêu cầu công ty phải khắc phục. Nhưng đến nay việc giải quyết vẫn chưa thể triệt để được”.

Ông Mã Văn Thanh, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Quảng Xương cho biết: “Để giải quyết tình trạng trên, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ môi trường xanh Hoàng Hải Hà đã có văn bản đề nghị lên tỉnh, xin mở rộng quy mô nhà máy ra cả khu vực những thửa ruộng của các hộ bị ảnh hưởng, nhưng đang chờ tỉnh phê duyệt (?)”.

Những phế liệu rác chủ yếu là vải vẫn chưa được sử lý triệt để vương vải ra ruộng của nhân dân.

Thiết nghĩ các cơ quan ban ngành tỉnh Thanh Hóa sớm vào cuộc đem lại cuộc sống ổn định cho bà con nhân dân nơi đây. Phát triển được kinh tế gia đình và địa phương.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Xương - Thanh Hóa: Dân kêu trời vì ô nhiễm môi trường.. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.