Thứ bảy, 20/04/2024 21:51 (GMT+7)

Tin môi MT ngày 23/4: Nước thải chăn nuôi “nhuộm xanh” nước sông Đà

MTĐT -  Thứ hai, 23/04/2018 16:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nước thải chăn nuôi lợn “nhuộm xanh” nước sông Đà, xót thương con sông nhiều năm “oằn mình” chứa hàng trăm thứ rác thải nguy hại ở Hưng Yên… là một số tinh môi trường trong ngày.

Hưng Yên: Yêu cầu 13 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường phải có biện pháp xử lý theo quy định trước 31/7

Theo báo TN&MT đưa tin, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 931/QĐ-UBND phê duyệt danh mục và biện pháp xử lý 13 cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh năm 2017.

Các cơ sở nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường năm 2017, đã bị xử lý gồm: Công ty TNHH công thương Tinh Nhuệ Hưng Yên; Công ty TNHH Việt Đức; Công ty TNHH công nghiệp Nam Thái; Công ty cổ phần Mikado (NPG); Công ty TNHH Đăng Hường; Công ty TNHH sản xuất thương mại Minh Ngọc; Công ty cổ phần bao bì Thuận Hòa Phát; Công ty TNHH thương mại kỹ thuật 3Q; Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương; Công ty TNHH dinh dưỡng Phú Sỹ; Công ty cổ phần Châu Giang Hưng Yên; Công ty TNHH Hoàng Hợp; Công ty cổ phần sản xuất và thương mại VTS. Các doanh nghiệp nêu trên đều có thông số xả thải vượt quy chuẩn cho phép. Trong đó thông số về Coliform, BOD5, COD, Amoni vượt gấp nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam.

Theo đó, mẫu nước thải sau xử lý của các công ty này đều có các thông số vượt quá lần so với mức quy chuẩn.

Nhiều cơ sở ở Hưng Yên xả thải vượt quy chuẩn cho phép, gây ô nhiễm hệ thống thủy nông Bắc - Hưng - Hải.

UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu 13 doanh nghiệp trên phải thực hiện nghiêm các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường xong trước ngày 31/7.

Ra quân chiến dịch “Hãy làm sạch biển”

Sáng 22/4, Đồn Biên phòng Cam Ranh (Khánh Hòa) đã tổ chức lễ phát động chiến dịch “Hãy làm sạch biển” năm 2018 trên địa bàn.

Sau lễ phát động, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cam Ranh và Trung tâm Huấn luyện Biên phòng cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên Đoàn phường Cam Lợi, Ba Ngòi (TP. Cam Ranh) đã gom rác, dọn vệ sinh dọc bờ biển trên địa bàn đóng quân.

Cùng ngày, 50 cán bộ, đoàn viên, thanh niên của Liên chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Nha Trang, Chi đoàn Hải đội 2, Đoàn phường Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên và Đoàn trường Mầm non Vĩnh Nguyên (TP. Nha Trang) ra quân, thu gom hơn 2 tấn rác, dọn vệ sinh bờ biển dọc đường Trần Phú và khu vực Công viên Bạch Đằng.

Ngoài việc ra quân trực tiếp, các đơn vị Bộ đội Biên phòng còn tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa, giá trị to lớn của việc bảo vệ môi trường biển, nhằm góp phần lan tỏa sâu rộng Chiến dịch “Hãy làm sạch biển”.

Xót thương con sông nhiều năm “oằn mình” chứa hàng trăm thứ rác thải nguy hại

Tình trạng hai bên bờ sông đoạn đường 204 thuộc huyện Khoái Châu (Hưng Yên) bị rác thải sinh hoạt “bức tử” đã diễn ra nhiều năm nay. Ban quản lý thủy lợi của huyện cũng thường xuyên tổ chức đội vớt rác trên sông. Tuy nhiên, do lượng rác thải quá nhiều nên công việc này giống như “đem muối bỏ bể”.

Dọc đường 204, con sông chảy qua địa bàn các xã Liên Khê, Bình Kiều, Phùng Hưng, Đại Hưng… đang bị lượng rác thải sinh hoạt khổng lồ do những hộ dân của các xã đổ xuống đã khiến con sông này trở nên ô nhiễm nghiêm trọng. Từ chai lọ, túi nilong, xác động vật, bao thuốc trừ sâu sau khi sử dụng bị người dân “tiện tay” ném vỏ thẳng xuống sông.

Trước thực trạng này, Ban quản lý thủy lợi của huyện thường xuyên tổ chức đội vớt rác trên sông. Tuy nhiên, do lượng rác thải quá nhiều nên công việc thu gom rác của ban quản lý giốn như “đem muối bỏ bể”. Bởi lượng rác trôi về sông quá nhiều, ý thức người dân địa phương nơi đây lại kém, không những không nâng cao ý thức bảo vệ mà còn tự tay “giết chết” con sông bằng những hành động xả rác trực tiếp ra sông.

Để chấm dứt tình trạng này, huyện Khoái Châu cần sớm chỉ đạo cấp chính quyền cơ sở có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm những trường hợp xả rác bừa bãi. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền sâu rộng, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; có cách xử lý rác thải phù hợp với địa phương và điều kiện kinh tế của người dân.

Hậu Lộc (Thanh Hóa): Cơ sở chế biến bao bì gây ô nhiễm môi trường bị giám sát chặt chẽ

Theo báo TN&MT đưa tin, trong quá trình vận hành, cơ sở chế biến bao bì tại Thôn Ngọc Trì, xã Đại Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) gây ô nhiễm môi trường, vi phạm quy định bảo hộ lao động, hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy không đảm bảo…

Qua kiểm tra trực tiếp tại cơ sở, ngày 19/4 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hậu Lộc đã đề nghị UBND xã Đại Lộc cùng các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý, giám sát, phát hiện kịp thời.

Manh mún từ cơ sở sản xuất nhỏ lẻ từ năm 2011 nhưng chưa làm thủ tục hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh, đến năm 2015 thì phía cơ sở chế biến bao bì Minh Hải mới hoàn thiện thủ tục và hồ sơ pháp lý. Năm 2016, sản lượng chế biến của cơ sở tăng cao, hoạt động của công ty diễn ra rầm rộ, cộng với số lượng bao bì nhập vào không kiểm soát, hệ thống xử lý nước thải thủ công, thiếu đất tập kết nguyên vật liệu…gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường quanh khu vực sản xuất.

Ông Phạm Duy Tấn – Chủ tịch UBND xã Đại Lộc cho biết: Sau khi nhận được phản ánh về tình hình gây ô nhiễm của cơ sở chế biến bao bì Minh Hải, ngày 19/4 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hậu Lộc đã phối hợp với UBND xã Đại Lộc tiến hành kiểm tra trực tiếp tại cơ sở. Qua kiểm tra được biết, cơ sở được thành lập năm 2013, đến năm 2015 mới được cấp phép, có phát một số vi phạm như hệ thống vệ sinh, xử lý nước thải không đảm bảo, công tác phòng chống cháy nổ thiếu thốn, có đồ bảo hộ lao động cho công nhân nhưng không sử dụng.

Hà Nội: Nước thải chăn nuôi lợn “nhuộm xanh” nước sông Đà

Mùi hôi thối nồng nặc, ô nhiễm môi trường, sức khoẻ bị đe doạ, đó là thực trạng những gì mà người dân thôn Phú Thứ, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì (Hà Nội) đang phải hứng chịu do các hộ chăn nuôi lợn xả nước thải không qua xử lý ra môi trường.

Theo báo MT&CS, nhiều hộ dân tại đây cho biết, tại thôn có hộ chăn nuôi thường xả thải trực tiếp ra môi trường. Những gia đình sống xung quanh khu vực có mặt bằng thấp là nước thải của các hộ chăn nuôi lợn chảy lênh láng khắp vườn. Tình trạng này kéo dài đã nhiều năm nay nhưng chưa thấy cơ quan nào đến làm việc xử lý sai phạm và khắc phục. Điều này dẫn đến tình trạng ruồi muỗi phát sinh ngày càng nhiều, khiến đời sống sinh hoạt của người dân tại thôn Phú Thứ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng ô nhiễm môi trường do các hộ chăn nuôi lợn tại thôn đã diễn ra trong nhiều năm nay nhưng hàng trăm hộ dân tại đây vẫn chấp nhận sống chung với “lũ”.

Một người dân sống tại thôn Phú Thứ cho biết: “Phần lớn các hộ dân chăn nuôi ở đây đều là các hộ nhỏ lẻ với quy mô vài chục con, nước thải với phân lợn trong những ngày nắng nóng bốc mùi khó chịu vô cùng. Ngay cạnh nhà tôi là hộ chăn nuôi nhà Hổ Hoa chăn nuôi với quy mô lên tới hơn 200 con nhưng lại không có biện pháp xử lí môi trường, xả thải trực tiếp ra sông, ngày nào gió từ ngoài sông thổi vào thì chúng tôi chỉ có đóng cửa ở trong nhà vì mùi hôi thối. Ruồi, muỗi thì tăng lên mỗi ngày, chúng tôi phải sử dụng hơn chục vỉ keo dính ruồi và có những hôm ăn cơm phải ngồi kín không ruồi bay vào mâm cơm không ăn nổi”.

Trưởng thôn Phú Thứ cho biết: “Chúng tôi ở đây chỉ là các hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, chúng tôi đều có hệ thống dẫn nước thải đàng hoàng. Nếu muốn tìm hiểu về vấn đề môi trường các anh chị cứ lên xã gặp anh Khánh chịu trách nhiệm về khoản đó thì sẽ hiểu rõ hơn, chúng tôi ở đây không quản lý những vấn đề này”.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin môi MT ngày 23/4: Nước thải chăn nuôi “nhuộm xanh” nước sông Đà. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất