Thứ năm, 28/03/2024 19:40 (GMT+7)

Tin môi trường ngày 29/12: Quản lý môi trường từ 'đầu đường ống'

MTĐT -  Thứ sáu, 29/12/2017 17:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin môi trường ngày 29/12: Bộ Trưởng TN&MT: Quản lý môi trường từ 'đầu đường ống'; Thừa Thiên Huế: Nghiên cứu phương án ứng phó sạt lở bờ biển...

Nông dân khốn đốn vì hơn 16 ngàn ha lúa đổ sập

Báo lao động đưa tin, hiện toàn tỉnh Kiên Giang có hơn 16.300 ha lúa vụ Mùa bị đổ sập, chủ yếu tập trung ở các huyện An Minh, An Biên và Châu Thành. Nhưng bên cạnh ảnh hưởng do thiên tai từ cơn bão Tembin (bão số 16), còn có ảnh hưởng từ nhân tai.

Hệ lụy của lúa bị đổ ngã là tăng cao chi phí khi thu hoạch so với bình. Do lúa đổ ngã, nên ruộng ngập nước... không thu hoạch được bằng máy gặt đập liên hợp, nông dân phải thuê nhân công thu hoạch, bó lúa, vận chuyển thủ công nên tổng chi phí thu hoạch lên đến 01 - 1,2 triệu đồng/công (1.000m2) tăng 3-4 lần so với trước khi mưa bão xuất hiện.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều người trồng lúa lo hơn thiếu nhân công để thuê mướn thu hoạch lúa do lao động tại địa phương đi làm ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Vì vậy đã xuất hiện tình trạng nông dân chủ động tìm người nuôi vịt chạy đồng để bán cho vịt ăn, giảm lỗ.

Hơn 9 tỷ đồng để nạo vét kênh mương Đông Xuân và đắp đê Bắc Hưng Hải

Báo nông nghiệp thông tin, mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành quyết định về giao kế hoạch, hỗ trợ kinh phí nạo vét kênh mương phục vụ vụ lúa Đông Xuân và đắp đê Bắc Hưng Hải năm 2017 - 2018.

Theo đó, tỉnh sẽ tiến hành nạo vét kênh mương, cửa cống, hố hút các trạm bơm và đắp đê Bắc Hưng Hải với tổng khối lượng là 1.469.127m3 trong thời gian từ ngày 10/12/2017 đến 10/01/2018. Tổng kinh phí tỉnh hỗ trợ cho các địa phương thực hiện nạo vét kênh mương và đắp đê Bắc Hưng Hải là 9.242.940.000 đồng. Trong đó, mức hỗ trợ nạo vét kênh mương là 15.000 đồng/m3, còn mức hỗ trợ đắp đê Bắc Hưng Hải là 30.000 đồng/m3.

Thừa Thiên Huế: Nghiên cứu phương án ứng phó sạt lở bờ biển

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế, do ảnh hưởng liên tiếp của các đợt thiên tai vừa qua đã làm sạt lở, xâm thực bờ biển các điểm mới và cũ trên địa bàn toàn tỉnh với chiều dài hơn 10km qua các địa phương.

Trong vòng khoảng 40 năm qua, ước tính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có hơn 100 ha đất bị biến mất do biển xâm thực, thông tin báo tài nguyên & môi trường.

Xây kè chống sạt lở

Các cơ quan chức năng đã nghiên cứu, khảo sát để chọn mô hình ứng phó phù hợp. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều địa phương, thông dụng và hiệu quả nhất là trồng rừng phi lao chắn sóng hoặc xây kè chỉnh trị.

Được biết, vừa qua UNND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã kiến nghị Bộ NN&PTNT đưa vào chương trình nâng cấp đê biển, để có kế hoạch đầu tư xây dựng lâu dài; tiếp tục đầu tư hoàn thiện các dự án, xây dựng còn dang dở 8,3km; tiếp tục đầu tư 136km đê biển còn lại và 137 cống trên đê chưa được nâng cấp.

Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đề nghị Chính phủ, các bộ ngành Trung ương hỗ trợ đầu tư khoảng 1.000 tỷ để xây dựng các công trình chống sạt lở bờ biển tại các địa phương...

1 đêm, 4 căn nhà rơi xuống kênh

Thông tin báo pháp luật Tp. HCM, vụ sạt lở xảy ra khoảng 21 giờ ngày 28-12, tại ấp Phú Thạnh, xã Phú Hữu khiến 4 căn nhà rơi xuống kênh Cỏ Lau. Vị trí sạt lở có chiều dài 35 mét, ăn sâu vào đất liền 5 mét. Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 280 triệu đồng.

Theo người dân có nhà bị sụp, trong lúc họ đang ngủ thì nghe tiếng răng rắc từ phía sau. Nghi có chuyện chẳng lành nên họ chạy ra ngoài, không lâu sau thì từng ngôi nhà đổ sụp xuống kênh.

Trước đó, vào chiều ngày 8-5, tại tuyến kênh trên cũng đã xảy ra vụ sạt lở làm 6 căn nhà bị sụp xuống kênh và 2 căn nhà khác phải di dời khẩn cấp.

Đề nghị hỗ trợ kinh phí xây kè chắn sóng

Để đảm bảo an toàn về tính mạng cũng như tài sản cho hàng trăm hộ dân ở phường Vĩnh Nguyên (TP Nha Trang, Khánh Hòa) trước sự đe dọa của triều cường, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa đề nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí để địa phương xây kè chắn sóng biển, thông tin báo nông nghiệp.

Bà Võ Thị Lệ Chua, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Nguyên cho biết, sau khi huy động lực lượng công an và dân quân hỗ trợ đưa người dân bị mắc kẹt ra khỏi vùng nguy hiểm, để đảm bảo an toàn về người và tài sản.

UBND TP Nha Trang đã trích kinh phí xây dựng công trình kè chắn sóng khẩn cấp do thiên tai dài hơn 100m, ít nhiều giúp giảm thiểu thiệt hại từ sóng biển triều cường. Ở các điểm khác, phường đã cho lực lượng chức năng đắp bao cát nhưng đều bị sóng cuốn.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ tỉnh xây dựng kè Vĩnh Nguyên để khắc phục tình trạng xâm thực, triều cường. Thủ tướng đã đồng ý về chủ trương đồng thời giao Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ với kinh phí khoảng 200 tỷ đồng.

Bộ Trưởng TN&MT: Quản lý môi trường từ 'đầu đường ống'

Báo pháp luật TP. HCM đưa tin, phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương sáng 29-12, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng ngành tài nguyên môi trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, trong thành công của đất nước trong năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã góp phần đưa công tác môi trường bước đầu đáp ứng một số kỳ vọng của người dân…

Toàn cảnh hội nghị.

Về những vấn đề, đề xuất thực hiện nhiệm vụ 2018, ông Trần Hồng Hà cho biết sẽ chuyển từ quản lý môi trường từ ‘cuối đường ống” sang ‘đầu đường ống”. Cụ thể có 6 vấn đề liên quan đến quản lý đất đai; tài nguyên nước; khoáng sản; khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu phải chủ động quản lý bảo vệ môi trường từ “đầu đường ống” chứ không thực hiện như trước đây phát triển trước mới làm sạch sau, đặc biệt là công tác quản lý tài nguyên môi trường biển.

Khu kinh tế Vũng Áng - “Thỏi nam châm” thu hút đầu tư

Báo Hà Tĩnh đưa tin, khu kinh tế (KKT) Vũng Áng (Hà Tĩnh), từ sau khi được thành lập năm 2006 đã thành một trong 8 KKT ven biển được Chính phủ lựa chọn để tâp trung phát trển bằng nguồn ngân sách giai đoạn 2016-2020. Trong đó KKT Vũng Áng đã và đang xây dựng, hướng đến một trung tâm công nghiệp luyện thép, nhiệt điện và cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam.

Đến thời điểm hiện tại, KKT Vũng Áng đã thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến đầu tư.

Với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư đến từ các nước có nền khoa học tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, sắp tới là Mỹ, Đức... đã góp phần làm cho KKT Vũng Áng luôn sôi động.

T/H

An Nhiên

Bạn đang đọc bài viết Tin môi trường ngày 29/12: Quản lý môi trường từ 'đầu đường ống'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.