Thứ sáu, 19/04/2024 22:57 (GMT+7)

Ai quản lý “chợ cóc” Tân Mỹ gây ô nhiễm môi trường, mất VSATTP?

Triệu Nhất- Triệu Hồ -  Thứ ba, 06/03/2018 07:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khu “chợ cóc” dài khoảng 200m nhưng có đến hàng chục tiểu thương giết mổ gia cầm. Nước thải lênh láng gây ô nhiễm nghiêm trọng và mất vệ sinh ATTP.

Từ nhiều năm nay, chợ cóc Tân Mỹ (thuộc phường Mỹ Định 1 và phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nằm án ngữ ngay lối đi vào bệnh viện Thể Thao với cảnh mua bán tấp nập, nhộp nhịp.

Theo quan sát của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, tại đây ngoài việc họp chợ không đúng quy định, các tiểu thương còn gây ra tình trạng mất vệ sinh môi trường, mất VSATTP.

Giết mổ gia cầm tại chỗ gây ô nhiễm, mất ATVSTP

Theo ghi nhận của PV, trong khu vực “chợ cóc” có khoảng 30 tiểu thương buôn bán. Ngoài ra, khu vực đường đi có hàng chục hàng giết mổ, buôn bán hoa quả…rác thải của khu “chợ cóc” này vứt bừa bãi, ngổn ngang dưới đường đi, nước thải trong quá trình giết mổ chảy thẳng xuống kênh mương gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một số loại gia cầm như gà, vịt, ngan, chim…được bày bán la liệt, việc giết mổ diễn ra công khai tại chỗ.

Rác thải từ việc giết mổ vứt bừa bãi phía sau "chợ cóc"

Bước chân vào khu vực này, ai nấy cũng đều phải đeo khẩu trang kín mít bởi mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc từ các hàng giết mổ gia cầm trong khu “chợ cóc” này.

Mỗi ngày có đến hàng chục tiểu thương bày bán, giết mổ các loại gia cầm ngay trên nền chợ lầy lội bẩn thỉu, phần nội tạng lấy ra cũng được để luôn trên nền đường khiến cho con đường đi vào bệnh viện lúc nào cũng trong tình trạng lầy lội, nhếch nhác.

Gia cầm chẩn bị giết mổ

 Dù dơ bẩn và mất vệ sinh, một tiểu thương buôn bán gà tại đây lại cho biết, việc bán gà vịt còn sống và giết mổ luôn tại đây đã là thói quen đã duy trì từ nhiều năm nay. Khách họ muốn lấy con gà còn khỏe mạnh và nhờ làm thịt giúp để đảm bảo sạch sẽ và tươi ngon ? Giết mổ ngay tại chỗ như thế này là để đáp ứng nhu cầu của người mua.

Chị Trang, ở phường Mỹ Đình 1 chia sẻ: “Đi chợ chỗ khác lại phải gửi xe, lại còn xa hơn nên tôi đi ra đây mua cho nhanh lại vừa rẻ nữa".

Một người giết mổ gia cầm ở khu vực đường đi cho biết, mỗi tháng phải đóng tiền cho “ban quản lý chợ cóc” là hơn một triệu đồng. Tùy theo mặt hàng mà họ lấy “phí cao” hay thấp.

Rõ ràng, người tiêu dùng vẫn có suy nghĩ gà, vịt còn sống tức là vẫn khỏe mạnh, không chứa dịch bệnh và được giết mổ ngay tại chợ sẽ bảo đảm sạch sẽ, tươi ngon. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng giết mổ gia cầm sống tại chỗ vẫn thường xuyên diễn ra tại các khu “chợ cóc” này suốt nhiều năm qua.

Nước thải hôi thối chảy trực tiếp xuống mương thoát nước

Video:

Nhiều người tuy vẫn nhận thức và biết rõ chợ cóc tại đây không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng do tâm lý mua sắm, muốn mua hàng tại chợ cóc, chợ tạm với giá rẻ và thuận tiện.

Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần tiếp tục có các biện pháp chấn chỉnh lại hệ thống chợ Tân Mỹ tạo thuận lợi cho người dân, bảo đảm văn minh đô thị. Đồng thời cần có các biện pháp cương quyết hơn để vừa đảm bảo an toàn vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường vừa đảm bảo mỹ quan đô thị.

Để làm rõ khu "chợ cóc" hoạt động nhiều năm gây ô nhiễm, mất ATVSTP, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã liên hệ và chờ câu trả lời từ phía cơ quan chức năng quận Nam Từ Liêm. 

Bạn đang đọc bài viết Ai quản lý “chợ cóc” Tân Mỹ gây ô nhiễm môi trường, mất VSATTP?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...