Thứ bảy, 20/04/2024 06:37 (GMT+7)

Bộ TN-MT: Ô nhiễm không khí năm nay khác thường so với mọi năm

MTĐT -  Thứ hai, 14/10/2019 17:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) Hoàng Văn Thức, ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP.HCM trong năm nay có khác thường so với mọi năm và ô nhiễm cục bộ tăng lên.

Theo VOV, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và Môi trường được tổ chức vào ngày 14/10, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hoàng Văn Thức cho biết, ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong năm nay có khác thường so với mọi năm và ô nhiễm cục bộ tăng lên.

“Theo thống kê cho thấy, riêng tháng 9/2019 thời tiết ít mưa nhất trong 6 năm trở lại đây, thời tiết khí hậu, đầu tháng 9 xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, bụi không phát tán lên cao nhiều như mọi khi. Nguyên nhân cũng do giao mùa, ở khu vực ngoại thành Hà Nội bà con đốt rơm rạ khói ảnh hưởng 1 phần không khí của Thủ đô. Tháng 3/2019 bộ đã quan trắc và có cảnh báo nguyên nhân trước đây đã có nếu không kiểm soát vẫn tồn tại từ các nguồn phác thải từ giao thông, xây dựng trong nội đô và chính thói quen sinh hoạt của người dân sẽ tác động xấu đến môi trường đặc biệt là môi trường không khí”, ông Thức thông tin.

Theo ông Thức, đánh giá từ năm 2013 đến nay, chất lượng không khí ở các đô thị ở Việt Nam đã được cải thiện, tuy nhiên chất lượng không khí luôn thay đổi cục bộ trong ngày, và phụ thuộc vào vị trí của từng trạm quan trắc.

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP.HCM có khác thường so với mọi năm và ô nhiễm cục bộ tăng lên.

“Nếu đặt các trạm quan trắc ở khu vực điểm nóng ô nhiễm như những nơi có mật độ giao thông cao, cạnh các công trình lớn đang xây dựng,... thường chất lượng không khí kém hơn. Để xác định chất lượng không khí toàn Hà Nội thì phải căn cứ vào mật độ trạm đo. Một số trạm đo nước ngoài chỉ dựa vào số liệu của 1 vài trạm nên số liệu đó chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi khuyến cáo người dân nên theo dõi và tham khảo những thông tin ở những trang chính thống để đánh giá chính xác về chất lượng không khí. Sắp tới chúng tôi sẽ thiết kế các trạm quan trắc không khí cố định liên tục, kết nối với các trạm của các địa phương và bộ đang phối hợp và đưa thông tin ô nhiễm thực của cả quốc gia lên điện thoại cho người dân cập nhật”, ông Thức khuyến  cáo.

Ông Thức chia sẻ thêm: “Hiện nay chúng ta chưa kiểm soát được các phương tiện giao thông đang còn lạc hậu, chính vì vậy mà các phương tiện này luôn phát ra nguồn chất thải không khí kém chất lượng,... chúng tôi đang có đề nghị các ngành các địa phương cùng chung tay tác động, giải quyết đồng bộ vấn đề này”.

Theo số liệu từ 13 trạm quan trắc tự động, liên tục trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong khoảng thời gian từ ngày 12-29/9/2019, nồng độ bụi PM2.5 đều có xu hướng tăng. Đặc biệt, từ 15-17/9 và 23-29/9 có thời điểm tăng hơn 75% giá trị PM2.5 trung bình 24 giờ đều vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam.

Qua việc theo dõi, phân tích số liệu quan trắc trong nhiều năm qua cho thấy xu hướng biến động của PM10 và PM2.5 tại TP. Hà Nội phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tháng Chín cũng là thời điểm giao mùa, nên chất lượng không khí cũng có những diễn biến theo chiều hướng xấu. Tổng hợp kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường và trạm quan trắc tự động của Lãnh sự quán Mỹ tại đây cho thấy từ ngày 1-23/9/2019 có sự gia tăng mạnh mẽ nồng độ bụi PM2.5 trong không khí.

Về nguyên nhân khiến ô nhiễm không khí đang ngày càng “xấu,” ông Thức cho biết qua rà soát từ năm 2013 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi nhận tháng 9/2019 ít mưa nhất trong 6 năm qua do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

“Vừa qua cũng là thời tiết giao mùa, trong tháng Chín có xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt. Ngoài ra, ở ngoại thành Hà Nội, bà con thu hoạch lúa mùa thường đốt bỏ rơm rạ đã gây khói bụi, ảnh hưởng đến khu vực nội đô,” ông Thức nhấn mạnh.

Trong tháng 3/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quan trắc và có cảnh báo. Vì thế, nếu không kiểm soát việc đốt rơm rạ thì ô nhiễm không khí vẫn sẽ còn tồn tại. Thói quen sinh hoạt của người dân sẽ tác động xấu đến môi trường đặc biệt là môi trường không khí.

Ngoài tác động của biến đổi khí hậu, thói quen đốt rơm rạ ở ngoại thành, ông Thức cho biết ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn, nhất là Hà Nội, còn xuất phát từ các nguồn phát thải bởi hoạt động giao thông, xây dựng nội đô, phát triển đô thị hóa.

“Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có kiến nghị ngành giao thông, kiểm soát xây dựng kiểm tra và có những biện pháp ngăn chặn, tuy nhiên vẫn chưa giải quyết được,” ông Thức thừa nhận.

Vị đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết từ năm 2013 đến naychất lượng không khí ở các đô thị ở Việt Nam đã được cải thiện, tuy nhiên chất lượng không khí thay đổi cục bộ trong ngày và phụ thuộc vào vị trí của từng trạm quan trắc.

“Nếu đặt các trạm quan trắc ở khu vực điểm nóng ô nhiễm như nơi có mật độ giao thông cao, cạnh các công trình lớn đang xây dựng... thì chất lượng không khí thường kém hơn. Để xác định chất lượng không khí toàn Hà Nội phải căn cứ vào mật độ trạm đo. Một số thông tin trên ứng dụng của nước ngoài dựa vào dữ liệu của số ít trạm quan trắc nên chỉ mang tính chất tham khảo,” ông Thức thông tin.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Bộ TN-MT: Ô nhiễm không khí năm nay khác thường so với mọi năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...