Thứ năm, 28/03/2024 15:42 (GMT+7)

Cam kết của Unilever phải đi liền với hành động thực tế (Kỳ 3)

TRANG AN -  Thứ bảy, 07/03/2020 06:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Chỉ cam kết mà không có hành động, việc làm thực tế thì nó cũng giống như làm theo phòng trào, chỉ là hình thức giống như các cụ có câu “đánh trống bỏ dùi” vậy”, TS. Trần Văn Miều chia sẻ.

Theo thống kê, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường thải ra hơn một túi nylon mỗi ngày. Như vậy, hàng triệu túi nylon được sử dụng và thải ra môi trường trong một ngày. Chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nylon. Phần lớn lượng chất thải này được chôn lấp hoặc phát thải trực tiếp ra môi trường.

Chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nylon (ảnh Internet)

Phải mất hàng trăm năm để một sản phẩm nhựa phân hủy, nhiều sản phẩm nhựa trong số đó chỉ được dùng một lần (túi nylon, ống hút nhựa, cốc nhựa, hộp xốp đựng thực phẩm…). Nhu cầu sử dụng nhựa ngày một tăng cao, khiến rác thải nhựa trở thành một vấn nạn toàn cầu, đe dọa trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người.

Hiện nay, việc sản xuất, tiêu dùng và xả thải các sản phẩm nhựa, nylon ngày càng phổ biến, trở thành một mối nguy hiện hữu với môi trường. Trước tình hình này, việc các doanh nghiệp với tầm ảnh hưởng trong xã hội nỗ lực giải quyết tình hình rác thải nhựa là điều rất cần thiết.

Phải mất hàng trăm năm để một sản phẩm nhựa phân hủy.

Là một tập đoàn đang chiếm thị phần lớn trên thị trường Việt Nam, sức tiêu thụ sản phẩm lớn đồng nghĩa với việc lượng nhựa được sử dụng để làm bao bì đóng gói sản phẩm cũng lớn theo. Do đó, Unilever chắc chắn có trách nhiệm trong công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa. Vậy, trách nhiệm của doanh nghiệp nói chung và của Tập đoàn Unilever nói riêng trong vấn đề này là như thế nào? 

Liên quan đến vấn đề trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Văn Miều – Trưởng ban truyền thông Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

TS. Trần Văn Miều – Trưởng ban truyền thông Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

TS. Trần Văn Miều cho biết, các doanh nghiệp dùng nhiều rác thải nhựa có tỷ lệ khá cao, vì nhựa phổ biến, dễ dùng mà chi phí thấp và đã được dùng lâu nay. Những bao bì thân thiện với môi trường, dễ phân hủy thì giá thành lại cao hơn, nên để đem ra so sánh thì chắn chắn nhiều người sẽ chọn dùng nhựa hay túi nilon để có cái lợi trước mắt.

Hiện nay cũng có rất nhiều doanh nghiệp đã triển khai và sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường, như một số quán cafe thay vì ống hút nhựa họ đã chuyển sang dùng loại ống hút thân thiện với môi trường như ống hút tre hay thay cốc nhựa dùng một lần bằng cốc giấy”, TS. Miều nói. 

Theo TS. Trần Văn Miều, trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp trong việc giảm thiểu rác thải nhựa chắc chắn là phải có, phải cùng chung tay với toàn xã hội giảm rác thải nhựa, bảo vệ môi trường để có được một môi trường sống xanh – sạch - đẹp. Phải thay đổi về hành vi trong việc sử dụng sản phẩm nhựa.

Khi đã cam kết rồi thì doanh nghiệp phải nghĩ đến trách nhiệm của mình trong việc thực hiện cam kết đó. Để đánh giá kết quả, nên ký cam kết giữa doanh nghiệp đó với một cơ quan quản lý nhà nước hay một tổ chức đoàn thể để có những giám sát, theo dõi việc thực hiện cam kết như thế nào.

Nếu không có đánh giá về kết quả thực hiện, hay chỉ cam kết mà không có hành động, việc làm thực tế thì nó cũng giống như làm theo phòng trào, chỉ là hình thức giống như các cụ có câu “đánh trống bỏ dùi” vậy”, TS. Trần Văn Miều chia sẻ.

Như đã biết, ngày 9 tháng 6 năm 2019, Hà Nội đã diễn ra Lễ ra quân toàn quốc phong trào Chống rác thải nhựa. Phát biểu tại Lễ ra quân hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, rác thải nhựa là thách thức môi trường toàn cầu lớn thứ 2 sau biến đổi khí hậu.

Việt Nam cần có hành động cụ thể thiết thực để kiểm soát, ngăn chặn, đảm bảo đến 2021 các cửa hàng, siêu thị, các chợ ở đô thị không sử dụng đồ nhựa một lần, đến 2025, cả nước không sử dụng đồ nhựa một lần.

Ngày 9 tháng 6 năm 2019, Hà Nội đã diễn ra Lễ ra quân toàn quốc phong trào Chống rác thải nhựa

Tại lễ phát động Thủ tướng yêu cầu, các đồng chí Bí thư Ban Cán sự đảng các Bộ ngành, Bí thư các Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, hiệp hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa, yêu cầu từng cơ quan đơn vị có chương trình và kế hoạch triển khai các hoạt động phòng chống rác thải nhựa, hạn chế dùng kinh phí nhà nước mua sắm các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Bạn đang đọc bài viết Cam kết của Unilever phải đi liền với hành động thực tế (Kỳ 3). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.