Thứ sáu, 26/04/2024 01:50 (GMT+7)

Cận cảnh dòng sông bị làng nghề giấy 'bức tử', tôm cá không thể sống

MTĐT -  Thứ bảy, 22/02/2020 10:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từng là con sông thơ mộng của xứ Kinh Bắc, nhưng nay Ngũ Huyện Khê trở thành dòng sông chết, tôm cá không thể sống bởi mỗi ngày hứng hàng nghìn m3 nước thải của làng nghề giấy Phong Khê.

Ngũ Huyện Khê là một chi lưu của sông Đuống, bắt nguồn từ huyện Đông Anh (Hà Nội) chảy vào tỉnh Bắc Ninh tại thị xã Từ Sơn và điểm cuối đổ vào sông Cầu tại phường Hoà Long, TP Bắc Ninh.

Sông Ngũ Huyện Khê chảy qua 5 huyện gồm: Đông Anh (Hà Nội); thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du và TP Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh). Sông này được dùng tiêu thoát nước về mùa mưa, lấy nước phục vụ bà con nông dân sản xuất nông nghiệp về mùa khô.

Ngày nay, con sông này được ví von như sông Tô Lịch (Hà Nội) vì tình trạng ô nhiễm ngiêm trọng. Sông bị “bức tử” bởi hơn 400 cơ sở sản xuất giấy ở khu vực hạ lưu thuộc xã Phú Lâm, huyện Tiên Du và phường Phong Khê (TP Bắc Ninh).

Dưới đây là một số hình ảnh về dòng sông bị làng nghề giấy "bức tử" được VTC News ghi nhận:

Sông Ngũ Huyện Khê bị "bức tử" bởi hơn 400 cơ sở sản xuất giấy của xã Phú Lâm (Tiên Du) và Phong Khê (TP Bắc Ninh).
Mỗi ngày con sông này phải hứng chịu gần 10.000m3 nước thải của các làng nghề.
Các ống xả thải ngang nhiên đổ ra sông bất kể ngày đêm.
Nước thải của làng nghề giấy Phong Khê lúc đen, lúc đỏ.
Cá, tôm và các loài thủy sản không thế sống nổi trong dòng nước đen ngòm
Đến cỏ cây cũng chịu chung số phận với cá, tôm trong dòng Ngũ Huyện Khê.
Không chỉ gây ô nhiễm ngay tại làng nghề mà việc người dân làng nghề xả thải trực tiếp ra sông khiến các địa phương hạ lưu sông Ngũ Huyện Khê cũng chịu chung số phận.
Ông Nguyễn Công Dứa (Khu Châm Khê, Phong Khê, TP Bắc Ninh) cho biết: "Khoảng chục năm trở lại đây, không còn ai dám lội xuống dòng sông này vì nó quá khủng khiếp, không một con tôm, con cá nào có thể sống ở đây".
Rác thải kết thành mảng tại khu Châm Khê, phường Phong Khê, TP Bắc Ninh.
Sông Ngũ Huyện Khê chảy qua phường Khúc Xuyên, TP Bắc Ninh làm người dân nơi đây phải chịu những hệ lụy nặng nề từ việc xả thải của 2 làng nghề giấy Phú Lâm và Phong Khê. Bà Trần Thị Thinh (phường Khúc Xuyên, TP Bắc Ninh) bức xúc cho biết: "Chúng tôi đã chịu cảnh ô nhiễm này nhiều năm rồi, đã có nhiều kiến nghị lên phường, thành phố nhưng đâu vẫn vào đó. Sống gần dòng sông ô nhiễm, bốc mùi nên cuộc sống chúng tôi rất khổ".



Ông Vũ Văn Thắng (phường Khúc Xuyên, TP Bắc Ninh) ngao ngán nói: "Gần 10 năm nay chúng tôi sống trong cảnh ô nhiễm nặng nề của nơi khác mang đến. Giờ đây người dân chúng tôi chỉ mong các cấp chính quyền có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường để chúng tôi bớt khổ".
Sông Ngũ Huyện Khê hợp lưu với sông Cầu tại phường Hòa Long, TP Bắc Ninh đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng cho cả tuyến sông Cầu.
Dòng sông Cầu cũng phải hứng lượng nước thải khổng lồ của 2 làng nghề tái chế giấy nổi tiếng ở Bắc Ninh.

Video: Khói bụi bủa vây làng nghề giấy Phong Khê

Theo VTC News

Bạn đang đọc bài viết Cận cảnh dòng sông bị làng nghề giấy 'bức tử', tôm cá không thể sống. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.