Thứ ba, 23/04/2024 23:57 (GMT+7)

Chuyên gia dự báo diễn biến mới nhất của ATNĐ và ảnh hưởng của nó

Lam Vy -  Thứ năm, 22/07/2021 20:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ông Trần Quang Năng cho biết thêm: “Trên đất liền sẽ xảy ra đợt mưa lớn, đang bắt đầu diễn ra và kéo dài đến ngày 25/7 với phân bố khác nhau.

Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, hồi 16 giờ ngày 22/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng ven biển phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 60km về phía Đông Đông Bắc.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 50km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Nam Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5km. Đến 16 giờ ngày 23/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 108,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 80km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Đông Nam, mỗi giờ đi được 5-10km và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 24/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 19,6 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, ngay trên đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Nam Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5km. (Ảnh:TTDBKTTVQG).

Trao đổi với PV về diễn biến của đợt áp thấp nhiệt đới lần này, Ông Trần Quang Năng-  Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo KTTV QG cho biết:

Hiện nay áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào phía nam Trung Quốc đang tiến sát vào địa phận Móng Cái khoảng 100km. Do áp thấp đã di chuyển vào đất liền nên áp thấp đang dần suy yếu. Dự báo trong hai ngày tới áp thấp nhiệt đới có thể di chuyển xuống Vịnh Bắc Bộ, sau đó, suy yếu dần khi di chuyển sang phía Đông.

Điểm đáng lưu ý nhất ở đây là tình hình mưa lớn trong đất liền và tình hình gió giật mạnh trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Cơn áp thấp này dự báo ảnh hưởng ở hai khía cạnh, đó là trên vùng biển, khi đi vào Vịnh Bắc Bộ, chúng tôi dự báo cường độ cấp 6 nhưng vẫn cần lưu ý là có mưa giông gây ra gió giật mạnh cấp 7, cấp 8, cấp gió này sẽ gây nguy hiểm cho tàu bè hoạt động trên bùng biển”.

Ông Trần Quang Năng-  Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo KTTV QG.

Ông Trần Quang Năng cho biết thêm: “Trên đất liền sẽ xảy ra đợt mưa lớn, đang bắt đầu diễn ra và kéo dài đến ngày 25/7 với phân bố khác nhau. Các tỉnh Bắc Bộ phân bố mưa sẽ kéo dài đến ngày 24/7 sau đó sẽ giảm dần, còn các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế sẽ muộn hơn một chút, có thể từ đêm mai kéo dài đến hết ngày 25/7.

Chúng tôi lưu ý, trong những ngày mưa sắp tới, một số nơi sẽ có mưa rất to như vùng Đông Bắc hay khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La và một phần Điện Biên, đó là những khu vực có thể xảy ra mưa lớn với cường độ 200mm trở lên, có nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Trong các bản tin, chúng tôi sẽ cập nhật liên tục trong thời gian tới”.

Cảnh báo gió mạnh và sóng lớn trên biển: Ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2,0-3,0m, biển động.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh; khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận có gió Tây Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động; sóng biển cao từ 2,0-4,0m.

Khu vực Vịnh Bắc Bộ, khu vực Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và Cà Mau đến Kiên Giang có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia dự báo diễn biến mới nhất của ATNĐ và ảnh hưởng của nó. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bảo tồn chim hoang dã: Cần một giải pháp hiệu quả và bền vững
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế quảng cáo và mua bán” nhằm hỗ trợ các nỗ lực thực thi Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã

Tin mới