Thứ năm, 28/03/2024 18:04 (GMT+7)

Chuyên gia lý giải về hiện tượng mù khô ở TP.HCM

MTĐT -  Thứ năm, 12/12/2019 16:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo chuyên gia thời tiết, những ngày nay thời tiết miền Nam không có gì bất thường. Lý giải hiện tường cả TP mù mịt, bà Lan cho rằng đây là mù khô do ô nhiễm gây ra.

Sáng nay, hệ thống quan trắc không khí PAMAir ghi nhận, hầu hết các điểm đo ở TPHCM lên ngưỡng đỏ với chỉ số AQI từ 150-190 như điểm đo tại Tân Tạo lên 179 và 9h36 sáng nay, điểm đo Phú Mỹ Hưng là 169, điểm đo Học Lạc 169, điểm đo ở Linh Chiểu 164.

Theo cách phân loại chỉ số AQI mới nhất của Việt Nam, chỉ số AQI từ 150-200 thuộc ngưỡng đỏ, ngưỡng có hại cho sức khỏe tất cả mọi người. Nhóm nhạy cảm như người già, trẻ em, người mắc bệnh hô hấp nên hạn chế ra ngoài. Những người khác cần đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2.5 khi ra ngoài.

Theo chuyên gia thời tiết Lê Thị Xuân Lan, những ngày nay thời tiết miền Nam không có gì bất thường. Lý giải hiện tường cả TP mù mịt, bà Lan cho rằng đây là mù khô do ô nhiễm gây ra.

"Độ ẩm hiện nay rất thấp, chỉ khoảng 60-70%, làm sao có sương mù được. Sương mù phải hơn 90% trở lên. Vậy nên đây có thể là mù khô do ô nhiễm", bà Lan phân tích.

Nữ chuyên gia nói thêm rằng đến khi nắng lên, trời vẫn mù mịt chứng tỏ đây không phải sương mù.

Còn ông Lê Đình Quyết, Phó trưởng phòng dự báo Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, nhận định đây không phải sương mù và cho biết hiện tượng này xảy ra liên tục nhiều ngày nay, ngày nhiều ngày ít.

Thời gian qua, TP HCM cũng xảy ra hiện tượng mù do ô nhiễm không khí. Theo các chuyên gia, nguyên nhân đến từ 3 nguồn: hoạt động giao thông, hoạt động công nghiệp và xây dựng. Trong đó, ô nhiễm từ giao thông là lớn nhất bởi thành phố đang có khoảng 10 triệu phương tiện (7,6 triệu xe máy, 700.000 ôtô, còn lại là xe của người tỉnh thành khác mang vào); 37 điểm thường xuyên kẹt xe... nên lượng khí thải độc hại ra môi trường là rất lớn.

Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 17, HĐND TPHCM khóa IX diễn ra hồi tháng 11 vừa qua, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Toàn Thắng cho biết, trên địa bàn TPHCM có 327 điểm TPHCM đặt vị trí trạm quan trắc. Cuối năm 2019, TPHCM đưa vào vận hành 6 trạm quan trắc tự động trong gói đầu tư 58 trạm quan trắc tự động đang được xây dựng. Như vậy, TPHCM có 327 trạm quan trắc thủ công và 6 trạm quan trắc tự động chất lượng không khí, đất, nước, quan trắc lún để đưa ra các thông số về môi trường. Các thông tin này sẽ được đưa lên 48 bảng thông tin giao thông để người dân biết, giám sát và có ý kiến phản ánh. Trên website của Sở TN-MT cũng có đầy đủ thông tin và chỉ số.

“Vấn đề là trạm quan trắc tự động hiện nay ít nên thời gian công bố chưa kịp thời, đầy đủ”, Giám đốc Sở TN-MT nhìn nhận và nhấn mạnh, một thành phố lớn như TPHCM không thể nào buông lỏng quan trắc chất lượng môi trường. Do đó, sắp tới sẽ bổ sung trạm quan trắc tự động đầy đủ với thời gian quan trắc liên tục, đảm bảo yêu cầu.

Giải thích thêm về chất lượng không khí thời gian qua, ông Nguyễn Toàn Thắng khẳng định, vừa qua TPHCM có hiện tượng mù quang hóa, bởi ô nhiễm từ giao thông, công nghiệp, xây dựng. Không khí bị ảnh hưởng tạo nên bụi mịn có kích thước khác nhau. Sở TN-MT đã đưa ra thông tin, cảnh báo và phối hợp với các ngành để thực hiện giải pháp. Ví dụ, đưa ra nguyên nhân ô nhiễm từ hoạt động giao thông và Sở phối hợp với Sở GT-VT kiểm soát khí ô tô (800.000 phương tiện). Song, điều quan trọng nữa là phải có giải pháp kiểm soát cả 8 triệu xe gắn máy trên địa bàn TPHCM. Trong các đề án của Hà Nội và TPHCM cũng muốn kiểm soát phương tiện cá nhân để giảm ô nhiễm của người dân thành phố.

Cuối năm 2020, TPHCM sẽ đầu tư thêm 50 trạm quan trắc để nắm bắt các thông số về không khí, nước, sụt lún ở TPHCM để đưa ra giải pháp tổng thể về môi trường.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia lý giải về hiện tượng mù khô ở TP.HCM. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.