Thứ năm, 28/03/2024 23:04 (GMT+7)

Đại biểu Hà Nội đề xuất cống hóa sông Tô Lịch

MTĐT -  Thứ hai, 08/07/2019 16:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng 8/7, trong phiên thảo luận của kỳ họp thứ 9 HĐND Hà Nội, các đại biểu đã bày tỏ quan tâm cũng như đưa ra một số giải pháp xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch.

Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm Dương Đức Tuấn cho hay, vừa qua, UBND TP đã có chủ trương tìm giải pháp mới trong xử lý ô nhiễm sông hồ, đây là dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, việc này còn rất phức tạp, đòi hỏi sự tập trung chương trình, kế hoạch, nguồn lực.

“Vì vậy, đề nghị TP nghiên cứu các giải pháp mang tính bền vững. Cụ thể có thể xem xét khả năng cống hóa một số sông có tính chất kênh mương thoát nước như sông Tô Lịch hay sông Kim Ngưu. Điều này giảm thiểu xả thải, góp phần tăng không gian công cộng, hạ tầng giao thông, và cây xanh…”, ông Tuấn đề nghị.

Theo Vnexpress, phản biện đề xuất nêu trên, đại biểu đến từ quận Thanh Xuân, ông Nguyễn Minh Đức cho rằng "không nên đặt vấn đề bê tông hoá sông Tô Lịch vì đây còn là câu chuyện của địa lý, phong thuỷ, tâm linh nữa".

Ông Đức cho hay, lâu nay phương án bổ cập nước để dòng sông luôn chảy đã được tính đến để xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch; khi có nước chảy thì sẽ giảm được ô nhiễm trước mắt cũng như lâu dài.

Dẫn câu thơ – ca dao từ thời xưa: “Nước sông Tô vừa trong vừa mát/ Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh...”, đại biểu quận Thanh Xuân cho rằng, ý tưởng bê tông hoá dòng sông là không nên vì đây còn là câu chuyện của địa lý, phong thuỷ và tâm linh. Qua đó, ông Đức đề nghị thành phố trước mắt bổ cập nước cho sông Tô Lịch chảy sẽ giải quyết phần lớn ô nhiễm.

Ông Đức cũng nhắc lại vấn đề, năm 2006, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực có đưa ra giải pháp trước mắt nên cấp nước cho sông Tô Lịch được chảy, kể cả sau này chúng ta xử lý môi trường thì dòng sông cũng cần được chảy. Từ đó có thể tạo ra tuyến giao thông đường thuỷ.

Bên cạnh đó, trong phần phát biểu của mình, ông Đức cũng nhắc đến một nội dung đó là về công tác quản lý, chống lấn chiếm đất công, đất chưa sử dụng tại các dự án.

Khó làm sống lại sông Tô Lịch

Trước đó tháng 12/2018, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư một số dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020; bao gồm 2 dự án giao thông trên địa bàn quận Nam Từ Liêm là mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp, cống hóa mương kín Nguyễn Cơ Thạch và tuyến mương Đồng Bông để phục vụ xây dựng đường đua xe F1. Dự kiến tổng mức đầu tư hai dự án cống hoá này khoảng trên 640 tỷ đồng, hoàn thành vào tháng 4/2020.

Mới đây, trao đổi với Zing về việc cải tạo sông Tô Lịch, GS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi cho rằng, TP cần chấp nhận sự thật sông Tô Lịch đã trở thành một kênh thoát nước thải và là một con sông chết. Việc con người tác động, làm sống lại con sông là không thể.

"Sông Tô Lịch chết đơn thuần bởi các điều kiện tự nhiên, địa chất thay đổi, làm mất dòng chảy con sông, mất luôn đường dẫn nước từ sông Hồng. Dù muốn hay không, chúng ta cũng cần chấp nhận sự thật Tô Lịch không bao giờ có thể quay trở lại là dòng sông trong xanh, nước chảy như trước nữa", ông Hồng nêu quan điểm.

Ông cho rằng việc đường dẫn nước từ sông Hồng vào Tô Lịch đã bị ngắt và lấp từ nhiều năm trước khiến cho việc đào lại dòng chảy cho con sông là điều không tưởng. Việc này sẽ ngốn nguồn kinh phí khổng lồ, kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, xã hội.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Đại biểu Hà Nội đề xuất cống hóa sông Tô Lịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.