Thứ sáu, 19/04/2024 09:50 (GMT+7)

Đánh thuế tàn thuốc lá là để kiểm soát môi trường

MTĐT -  Thứ hai, 28/10/2019 15:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thuế đánh vào thuốc lá không những tạo ra doanh thu và khuyến khích người dân bỏ thuốc lá, mà còn khiến các công ty thuốc lá phải giảm tác động môi trường của họ.

Thuốc lá được cho là mặt hàng gây ra nhiều rác nhất thế giới, cũng như nó làm ô nhiễm biển cả bằng vi nhựa độc hại. Philip Morris, Tập đoàn thuốc lá đa quốc gia lớn nhất thế giới tuyên bố rằng họ có các chính sách hỗ trợ để cắt giảm ô nhiễm tàn thuốc lá, nhưng cũng cảnh báo rằng các loại đầu lọc phân hủy sinh học cũng có thể khuyến khích người khác xả rác.

Thuế đánh vào thuốc lá không những tạo ra doanh thu và khuyến khích người dân bỏ thuốc lá, mà còn khiến các công ty thuốc lá phải giảm tác động môi trường của họ.

Nguồn xả thải khốc liệt nhất toàn cầu

Bằng cách giết hại 7 triệu người mỗi năm, các tập đoàn thuốc lá đang nắm giữ sự tăng trưởng dân số loài người. Nhưng thuốc lá gây hại hay có lợi, điều đó chẳng khiến các "đại gia" thuốc lá phải bận tâm bởi sản phẩm mà họ làm ra đang gieo rắc nỗi thống khổ cho con người.

Hút thuốc lá làm ô nhiễm không khí với rất nhiều hợp chất độc hại thoát ra; người nông dân phải đốn hàng triệu cây cối để trồng thuốc lá; vứt thuốc lá có thể phát sinh cháy rừng; còn các công ty thuốc lá đã xả ra hàng triệu tấn carbon trong quy trình sản xuất, đó là còn chưa kể việc họ đã sử dụng hàng triệu ga-lông nước sạch để xử lý các sản phẩm; và còn phải kể đến thực trạng nhức nhối của lao động trẻ em.

Các công ty thuốc lá hiện đang điền thêm vào cuộc khủng hoảng chất thải điện tử thế giới khi họ chuyển sang các sản phẩm "nhiệt không cháy" như thuốc lá điện tử với lập luận rằng nó không gây chết người bằng việc hút Marlboro.

Còn có một tác động khác của ngành công nghiệp thuốc lá mà ít người chú ý đến, đó là trong số 5,6 ngàn tỷ điếu thuốc lá được sản xuất ra và được hút bởi 1,1 tỷ người dùng trên thế giới thì có khoảng 2/3 số lượng tàn thuốc bị vứt vô tội vạ và cuối cùng được thải ra biển.

Theo dữ liệu làm sạch biển cả của tổ chức phi chính phủ Gìn giữ biển cả (Ocean Conservancy) thì các loại tàn thuốc lá được làm từ sợi nhựa không phân hủy, là một hình thức phổ biến nhất của rác biển và chính nó đã gây ra ô nhiễm đại dương suốt hơn 3 thập kỷ qua. Chúng là thứ rác được xả nhiều nhất trên hành tinh.

Nhưng dư luận không hay biết, vẫn cứ ta thán các nhà sản xuất túi nhựa, chai nước và ống hút đang gây ô nhiễm biển cả. Và mặc dù đầu lọc không bóp cổ rùa hay khiến cá voi bị đói hơn là túi nhựa, thì vẫn đang có nhiều lời kêu gọi từ các nhà hoạt động ở Mỹ muốn cấm đầu lọc thuốc lá do các tổn thất môi trường mà nó gây ra.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tàn dư của tàn thuốc lá có chứa các loại sợi tổng hợp và vô số các hóa chất độc hại được dùng để sản xuất thuốc lá, chúng đang tồn tại trong ruột của 70% loài chim biển và 30% loài rùa biển. Tàn thuốc phải mất từ 18 tháng đến lâu nhất là 10 năm để phân hủy trong môi trường (tùy điều kiện cụ thể) và có đến 12 tỷ tàn thuốc được vất đâu đó khắp thế giới mỗi ngày.

Bà Laurence Ruffieux, giám đốc chiến lược bền vững của Tập đoàn thuốc lá Philip Morris International (trụ sở chính ở New York) phát biểu rằng để giải quyết thực trạng thì cần phải trao quyền cho 3 người: 1- Cung cấp cho người hút thuốc lá những nơi chịu trách nhiệm để xả tàn thuốc; 2- Nâng cao giáo dục khiến người dân nhận thức với các hệ quả tai hại của việc hút thuốc; 3- Tăng cường các chế tài, phạt tiền và những hình thức khác đối với những người vất tàn thuốc lá.

Áp phích nhấn mạnh sự thiệt hại hệ sinh thái do tàn thuốc lá gây ra nhân sự kiện Ngày dọn sạch biển cả thế giới (WOD). Ảnh nguồn: Sea Shepherd.

Bà Laurence Ruffieux nói thêm rằng vai trò của các công ty thuốc lá nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng hãy còn hạn chế. Bà Ruffieux cho hay rằng Philip Morris (Tập đoàn sản xuất thuốc lá đa quốc gia lớn nhất thế giới với thu nhập cỡ 30 tỷ USD / năm nhờ bán các thương hiệu thuốc lá như Marlboro và Chesterfield) đã xây dựng nhiều nỗ lực để chống lại việc xả tàn thuốc bằng cách phát động các chiến dịch dọn sạch biển cả, chẳng hạn như Ngày dọn sạch thế giới, đồng thời có các chiến dịch nâng cao nhận thức.

Thuế tàn thuốc, nên chăng?

Ông Doug Woodring, nhà sáng lập kiêm CEO của tổ chức các giải pháp nhựa đại dương mang tên Liên minh hồi phục biển cả (Ocean Recovery Alliance, Hong Kong), phát biểu rằng các tập đoàn thuốc lá hiện đang chiến đấu chống tàn thuốc lá gây ô nhiễm, song vẫn chưa đủ. Ông Woodring nhấn mạnh rằng để giải quyết vấn đề một cách thực sự có hiệu quả thì cần phải có chế tài luật pháp nghiêm túc.

Ông Woodring đề xuất "thuế tàn thuốc" (một thứ thuế bổ sung trên mỗi điếu thuốc lá) nhằm gây quỹ cho các nỗ lực dọn dẹp, hoặc một hệ thống mà người hút thuốc phải xả rác ngay tại những địa điểm thu gom rác.

Pháp là quốc gia học bài học từ các công ty thuốc lá nhằm giúp chống lại tàn thuốc gây ô nhiễm. Nếu bất kỳ công ty nào không có các hành động tự nguyện để khắc phục sự ô nhiễm do họ gây ra thì Bộ Môi trường Pháp sẽ lên tiếng cảnh báo.

Hãng thuốc lá British American Tobacco phản hồi rằng họ đang làm việc với chính phủ để giáo dục người hút thuốc và phân phối gạt tàn, nhưng từ chối đả động đến thuế tàn thuốc. Hồi tháng 6 năm 2019, Liên minh Châu Âu (EU) đã ban hành chỉ thị về việc giảm tác động của các sản phẩm nhựa cụ thể có ảnh hưởng đến môi trường.

Philip Morris đã công bố một kế hoạch sẽ làm cho tất cả các nhà máy của mình tiến tới quy trình sản xuất carbon trung tính vào năm 2030.

Theo CAND

Bạn đang đọc bài viết Đánh thuế tàn thuốc lá là để kiểm soát môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?