Thứ ba, 19/03/2024 18:40 (GMT+7)

RTN 6: 'Nói không với rác thải nhựa': Một buổi chiều trên bãi biển

MTĐT -  Thứ hai, 30/09/2019 15:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bằng việc xây dựng loạt tiểu phẩm đa dạng chủ đề để tạo nên những câu chuyện truyền thanh, truyền hình, mang ý nghĩa tuyên truyền cho người dân hiểu ý nghĩa thông điệp giữ gìn môi trường...

Tôi xin giới thiệu đến cuộc thi của Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam, tiểu phẩm: Một buổi chiều trên bãi biển.

Tiểu phẩm: Một buổi chiều trên bãi biển

Tại bãi biển Đá Vàng - Tỉnh Bình Thuận , thời gian gần đây, bỗng nhiên rất được yêu thích của nhiều người. Trước đây vốn còn rất hoang sơ, nhưng một hôm nọ, có một nhóm bạn trẻ đến nơi đây, và chụp những tấm ảnh đăng tải lên mạng xã hội Facebook, Instagram, zalo,... Thế là, chỉ sau một thời gian ngắn, khách tham quan du lịch liên tục ghé thăm địa điểm này, thật sự là một vinh dự, niềm tự hào cho người dân địa phương.

Có một nhóm du lịch, mang theo rất nhiều đồ dùng thức ăn, nước uống, dàn loa kẹo kéo, để hát hò, họ bày một một tấm bạt rất lớn để cùng nhau có một buổi tiệc liên hoan với đầy đủ niềm vui, nỗi buồn cần phải giải quyết.

Ảnh minh họa.

 Trong số họ, rất nhiều người cùng đang cất tiếng hát, rộn ràng trên bãi biển vào một buổi chiều chủ nhật đẹp trời, cảnh đẹp vùng biển mới bắt đầu nhiều người biết đến thật sự thơ mộng, mát mẻ, hòa với từng đợt sóng như một bản tình ca.

- Lâu lâu ta mới nhậu một lần, lâu lâu ta mới nhậu một lần, nhậu một lần...

- Dzô, anh em ơi!

- Nào Zô!

- 100 % nha!

Đàn ông thì thi nhau khui bia, cụng ly, nghe rất rôm rả, côm cốp, như ngày vui mở hội. Những cô gái thì ngồi nướng mồi, gọt trái cây, xung quanh họ có rất nhiêu bịch bimbim, lon nước ngọt, chai nước suối, và bịch nilong, cùng vô số giấy vệ sinh, họ ca hát thả ga, uống bia hết mình, và cũng tiện tay hết khả năng của mình.

Một lát, xung quanh họ, trên tấm bạc rác thải bay vô tội vạ, tứ lung tung, hình như nơi này không còn là bãi biển của một buổi sáng yên bình nữa, những nhóm hội gần kề khu vực này, cũng không khác gì mấy, với cảnh tượng nơi đây.

Vài phút sau, có một nhóm thanh niên tình nguyện, đi ngang qua, vừa đi họ vừa nhặt rác, đến ngang vị trí của nhóm người đang ca hát, một cô bé đến, cô bé mở lời:

- Các anh chị ơi, bãi biển là nơi vui chơi thư giãn của rất nhiều người, các anh chị liên hoan thì chịu khó thu gom rác bỏ vào túi giúp.

- Ây da! Cái con bé này, bao nhiêu tuổi mà bày đặt đi dạy đời đàn anh đàn chị vậy nè!

- Dạ, em mười tám tuổi!

- Mười tám tuổi, sao không ở nhà ôn bài cho đậu đại học, mà bàu đặt đi thu gom rác trên bãi biển? Sao lớp trẻ bây giờ hay làm theo phong trào ghê. Nản thật, cha mẹ các em chắc sẽ buồn lắm!

- Em đi cũng một đội của trường em mà! Thời gian này tụi em rảnh!

- Rảnh sao không đi chơi, đi giải trí, bày đặt "ăn cơm nhà, đi vác tù hàng tổng".

- Tại em thích mà, em muốn bãi biển quê hương của mình đẹp như những ngày trước đây.

- Sao mấy đứa trẻ của chúng em khờ dại thế, để cho mấy người vệ sinh môi trường, họ ăn lương nhà nước họ lo. Hơi sức đâu mà các em lo?

- Mà chị hỏi tụi cưng nha, tụi cưng có dọn hết nổi suốt chiều dài bãi biển không? Mà tốn sức vô bổ thế!

- Không hết cũng được ít kết quả mà chị, chị nhìn kìa!

- Nhìn gì?

- Đó đó! Phía trước  kìa!

- Có gì!

- Ông người Tây, ổng đi vớt bịch nilong đó, người bạn đi chung nhặt chai lọ trên bãi biển nữa kìa!

- Ôi! Thì kệ ổng, tại ổng rảnh hơi, chứ cứ để đó, rác sẽ chìm xuống bãi biển, không tin thì nhìn coi nè. Anh chị mà rời đi, khuya nay thủy triều lên, nước biển dâng lên, sóng cuốn hết mấy thứ vớ vẩn này vào lòng đại dương hết, sáng mai bờ biển này sẽ trong xanh như cũ.

- Nhưng những thứ rác thải nhựa, bịch nilong sẽ không bao giờ phân hủy, anh chị có xem những video dưới lòng đại dương chưa, sinh vật biển sẽ chết, rạng san hô sẽ tiêu tan vẻ đẹp vốn có, chỉ vì rác thải!.

- Ơ hay! Cái con bé này, lại dạy đời anh chị nữa, thôi đi đi cho chúng tao tự do chút!

Cả nhóm, không nghe cô bé tình nguyện nói nữa, họ tiếp tục cuộc vui, họ hát say sưa:

- Lâu lâu..lâu Ta mới nhậu một lần, lâu lâu ta mới nhậu một lần, nhậu một lần cho hết bia luôn, nhậu một lần cho hết bia luôn!...

Cô bé chuẩn bị rời đi, cùng nhóm của mình, nhưng gắng nói thêm:

- Anh chị nhậu xong, nhớ dọn dẹp đó!

- Không dọn thì sao nè!

- Vậy em sẽ đọc cho anh chị về hành vi làm ô nhiễm môi trường với mức phạt ra sao nha!

- Ôi thôi! Để anh chị ca hát em à!

- Thì em sẽ cứ đọc, anh chị cứ hát!

- Thế ai nghe?

- Nghe hay không tùy anh chị? Em đang rảnh mà, coi như em đang luyện giọng thôi, tại anh chị không biết chứ, mùa tuyển sinh tới, em đăng ký vào ngành luật Bảo vệ môi trường mà!

- Trời, hết ngành đăng ký, lương ba cọc ba đồng thôi em ơi, sao em khác người quá trời đi!

- Sở thích và ước mơ của em mà!

- Vậy em đọc đi, không ai nghe, em đừng có buồn nha!

Cả nhóm tiếp tục hát bài miền cát trắng, người hát, người ăn uống, cô bé vẫn dùng hết giọng nói của mình để đọc)

Tại các địa phương có bãi biển đều ra quy định, để góp phần giáo dục và răn đe, các hành vi xả rác ra bãi biển, cụ thể như sau:

-Các mức xử phạt được áp dụng là từ 50.000 – 500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 - 100.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẫu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu dịch vụ hoặc nơi công cộng. Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu dịch vụ hoặc nơi công cộng. Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu dịch vụ hoặc nơi công cộng. Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị. Phạt tiền từ 400.000 - 500.000 đồng đối với hành vi thu gom rác thải sinh hoạt không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

- Thôi thôi! Mấy ông mấy bà làm ơn ngưng uống ngưng hát đi, vô tâm như vậy đủ rồi, phải để cô bé này “tẩy não” cho, như vậy mà coi được sao! Từ bao giờ các anh chị lại vô tình với những con người vì môi trường sống chung của toàn nhân loại đến vậy. Nãy giờ tui ngồi im không ý kiến, để xem các anh chị ứng xử ra sao, không ngờ các anh chị quá thật. Đã nói rồi, vui thôi, đừng vui quá mà!

- Có vui gì đâu!

- Lát tụi tui chơi xong sẽ dọn dẹp mà, tại cô bé này làm quá lên, tụi tui ghẹo chơi thôi!

- Ghẹo chơi gì, nãy giờ tui thấy mấy gói bimbim, bọc ni long, nó bay tứ lung tung hết rồi kìa!

- Đâu đâu! Bay chỗ nào đâu!

- Ra tới chỗ ông Tây rồi kìa, hổ thẹn chưa, rác mình thải ra, để người nước ngoài họ tới gom lại, biển của mình mình không yêu thương, lại để cho người khác gìn giữ.

- Đâu đâu, để tui mở mạng xã hội lên coi nha, trong số này đứa nào chụp ảnh đăng fây lộng lẫy, đạt like nhiều nhất đâu.

- Đây nè! Thằng Tuấn nè!

- Status em và biển xanh đạt 500 like rồi.

- Đây con Huyền nè!

-“Em về với biển, cát trắng mịn màng” với 1000 lượt yêu thích kìa!.

- Nhìn lại xem chỗ ngồi của mấy ông mấy bà ngay lúc này đi.

- Thì để dọn dẹp lại thôi, có gì đâu mà lớn chuyện. Tại gió cuốn rác đi chớ bộ, còn chỗ này tụi tui dọn ngay, đang chơi mà mất vui.

- Thì vừa vui vừa gọn gàng sạch sẽ đi, ai nói gì.

- May mà trong nhóm, có anh này hiểu chuyện, nhân đây em cũng nhờ mấy anh chị em luôn, là khi đi chơi, đi du lịch, anh chị hạn chế dùng rác thải nhựa cho tụi em nha, vì sức tàn phá thiên nhiên của nó kinh khủng lắm.

- Nói đi, anh cho em mượn micro, kết nối loa luôn nè.

- Em nói nha, các anh chị chịu khó lắng nghe chút xíu nha!

- Thì tự tin lên đi, anh chị em ta ơi, cô bé này xứng đáng cho một tràn pháo tay khích lệ tinh thần phải không nè!

- Nhất trí!

Một tràn pháo tay, vang khắp bãi biển, một vài đoàn khách tò mò, hiếu kỳ, tập trung lại, kèm theo nhóm tình nguyện, đến bên cô bé ủng hộ tinh thần.

Một trong số đó lấy iPad ra, về mở video về rác thải nhựa, về việc bảo vệ hành tinh xanh.

Giọng nói thật truyền cảm, kèm theo hình ảnh cụ thể.

Ảnh minh họa.

 Ảnh hưởng vật lý của rác thải nhựa đến môi trường gây phá hủy hoặc suy giảm đa dạng sinh học; làm chết các sinh vật bởi vướng vào lưới đánh cá bị mất hoặc bị bỏ lại trên đại dương, gây chết sinh vật qua con đường ăn uống; thay đổi cấu trúc, thành phần loài của các hệ sinh thái bao gồm việc chuyên chở các sinh vật ngoại lai từ nơi khác đến. Các tác động về mặt hóa học sẽ tăng lên khi các rác thải nhựa giảm kích cỡ. Hơn 260 loài sinh vật biển đã được ghi nhận là bị vướng hoặc ăn phải các mảnh nhựa trên biển.

Trong một nghiên cứu về cá ở Bắc Thái Bình Dương cho thấy, trung bình có 2,1 mảnh nhựa trong mỗi con cá. Việc nhầm lẫn nhựa với thức ăn cũng được ghi nhận ở các động vật bậc cao hơn như rùa, chim, động vật có vú, đã có nhiều trường hợp gây ra tử vong liên quan đến việc ăn nhựa. Chim hải âu nhầm lẫn mảnh nhựa có mầu đỏ với mực, rùa biển nhầm lẫn túi nilông với sứa…

Các hạt nhựa bị nuốt vào có thể gây tắc nghẽn hoặc hư hại thành ruột, làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn của sinh vật. Các mảnh nhựa trôi nổi cũng cung cấp “phương tiện di chuyển” cho các sinh vật làm gia tăng nguy cơ ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến hệ sinh thái.

Tác động hóa học đầu tiên của các mảnh nhựa đó là nguy cơ ảnh hưởng của các chất phụ gia trong nhựa. Những chất phụ gia này là chất độc, chất xúc tác sinh học tác động đến môi trường. Một số chất trong sản xuất nhựa như nonylphenol, phthalates, bisphenol A (BPA) và monome styrene có thể tác động tiêu cực lên sinh vật.

Ai nấy đều như giác ngộ một vấn đề mà xưa nay họ cứ nghĩ là bình thường. Nhưng giờ đây họ hiểu ra, một chai nước nhựa, một cái ống hút, vài bịch nilong sẽ nguy hại đến trái tất họ như thế nào.

Cô bé tiếp tục say sưa thuyết trình. Mọi người chăm chú lắng nghe, xen lẫn sự kinh ngạc, lo lắng- sợ hãi. 

Các tác động của những chất này liên quan đến hệ thống nội tiết và điều hòa hormone trong cơ thể sinh vật. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chất này đã có ảnh hưởng nhất định trong đất hoặc hệ sinh thái nước ngọt. Do vậy, các nhà khoa học lo ngại những những hợp chất này có tác động không tốt đến hệ sinh thái biển.

Các hạt vi nhựa có lẫn trong nước biển có khả năng hấp phụ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy có sẵn trong nước biển và trầm tích biển. Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (PBTs) bao gồm các chất như: Polychlorinated biphenols (PCBs), hydrocacbon đa hình (PAHs), hexachlorocyclohexan (HCH) và thuốc trừ sâu DDT được đề cập trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

Các chất này có tác dụng làm gián đoạn nội tiết tố sinh sản, tăng tần suất đột biến trong phân bào dẫn đến nguy cơ ung thư. Các nhà khoa học lo ngại rằng, các sinh vật biển ăn phải các hạt vi nhựa sẽ làm tăng nguy cơ các sinh vật bậc cao (bao gồm cả con người) có thể bị ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, dẫn đến nhiều bệnh lý như vô sinh, ung thư…

Về kinh tế - xã hội: Rác thải nhựa tác động trực tiếp lên những hoạt động kinh tế trên biển. Tác động rõ nhất là những hỏng hóc, tổn thất do rác thải nhựa lên các thiết bị như lưới đánh cá bị cuốn vào chân vịt, rác chặn các cửa hút nước hoặc rác vướng vào lưới đánh cá…

Tổn thất do rác thải nhựa trên biển đến ngành công nghiệp đánh cá Scotland trung bình khoảng từ 15-17 triệu USD/năm, tương đương 5% tổng doanh thu. Đồng thời, rác thải nhựa trên biển cũng là nguyên nhân của các vụ hỏng hóc trên biển của các chân vịt tàu thủy. Năm 2008, tại Vương quốc Anh và Na Uy đã có 286 sự cố liên quan đến nguyên nhân này với mức tổn thất lên đến 2,8 triệu USD.

Rác thải nhựa gây phát sinh tổn thất trong việc dọn dẹp các bãi biển du lịch và luồng hàng hải. Mỗi năm ở Hà Lan và Bỉ phải chi ra 13,65 triệu USD cho công tác dọn dẹp bãi biển, trong khi đó ở Anh con số này vào khoảng 23,62 triệu USD (tăng 38% trong mười năm qua).

Rác thải nhựa cũng gây hình ảnh không tốt cho công chúng về các địa điểm du lịch, sự phổ biến của mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng là các hình ảnh này lan rộng. Thu nhập du lịch của địa phương, quốc gia ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các hình ảnh rác thải nhựa trên bờ biển.

- Chắc là từ giờ chị không dùng ly nhựa dùng một lần để mua cà phê mang đi nữa, chị sẽ dùng ly cá nhân của mình để đi mua thức uống nè!

- Còn em, chắc là sẽ không lấy túi nilong khi đi shopping, nếu đồ dùng mua được bỏ vừa vào cốp xe nè!

- Còn anh nữa, chắc là anh bỏ thói quen uống nước đóng chai thường xuyên quá, chai nhựa nguy hiểm với môi trường quá đi.

Chắc chắn rằng, sau buổi chiều hết mình truyền cảm hứng về việc bảo vệ môi trường của mình, cô bé với ước mơ về luật bảo vệ môi trường sẽ rất hạnh phúc, và những người lắng nghe ít nhất sẽ được thay đổi những hành động vốn tiện tay, của thói quen sử dụng đồ nhựa của mình.

Bài dự thi của tác giảHồ Thị Xuân Đà

Giáo viên trường mầm non Long Trường - số 1322- Phường Long Trường - Quận 9- TPHCM

Bạn đang đọc bài viết RTN 6: 'Nói không với rác thải nhựa': Một buổi chiều trên bãi biển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Hồ Thị Xuân Đà

Cùng chuyên mục

Tin mới

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.