Thứ sáu, 29/03/2024 07:48 (GMT+7)

“Đừng phát triển du lịch để hủy hoại bản sắc Sơn Trà”

MTĐT -  Thứ ba, 06/06/2017 09:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Phương cách quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia Sơ̛n Trà trong hiện tại là “Phát triển du lịch hủy hoại bản sắc đặc thù của Sơn Trà”, là nhận định của CT Hội Bảo tồn Đa dạng Sinh vật thế giới

“Xây cất phát triển du lịch như quy hoạch hiện tại ở Sơ̛n Trà sẽ thu hẹp diện tích rừng nguyên sinh, gây phương hại khôn lường đến những bản sắc thu hút du lịch, nhất là đàn Voọc Chà Vá chân nâu tại Sơn Trà. Do đó phương cách quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia Sơ̛n Trà trong hiện tại là “Phát triển du lịch hủy hoại bản sắc đặc thù của Sơn Trà”, là nhận định của Chủ tịch Hội Bảo tồn Đa dạng Sinh vật Thế giới trong thư kiến nghị gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về quy hoạch Sơn Trà.

Ngày 2.6, TS Sinh học Đặng Trung Phước, Chủ tịch Hội Bảo tồn Đa dạng Sinh học Thế giới (Biodiversity Conservancy International), kiêm Chủ Tịch Hội đồng quản trị Hiệp Hội Canada Việt Nam đã gửi thư kiến nghị đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Bí thư, Chủ tịch TP. Đà Nẵng và các Sở ban ngành liên quan.

Đâu là bản sắc du lịch Sơn Trà?

Voọc chà vá chân nâu chính là một trong những đặc thù du lịch của Sơn Trà cần được gìn giữ. Ảnh: GV

Trong bức thư này, TS. Đặng Trung Phước đã có những phân tích, nhận định về du lịch Sơn Trà và bản quy hoạch Sơn Trà hiện nay đang gây ra sự quan ngại sâu sắc trong giới khoa học trước nguy cơ tuyệt chủng của loài Voọc chà vá chân nâu.

Ông Phước nhận định, đàn Voọc Chà Vá chân nâu là động vật rất duy biệt, đẹp nhất trong các loài linh trưởng, có một không hai trên toàn thế giới, đang sống đơ̛n trọi trên bán đảo Sơ̛n Trà, hoàn toàn cách biệt với các hệ sinh thái khác trong đất liề̀n. Đàn Voọc này là một điểm nóng du lịch chính yếu thứ nhất.

Nguy cơ tuyệt chủng của Voọc Chà Vá chân nâu mà cả thế giới rất quan tâm và Việt Nam đang bảo vệ là điểm nóng du lịch thứ hai.

Hệ sinh thái hoang sơ̛ trên đất liề̀n cũng như dưới biển và sự phong phú của sự đa dạng động thực vật của Sơ̛n Trà thể hiện một sinh cảnh quan đặc thù của Đà Nẵng; Đây là điểm nóng du lịch thứ ba.

Bán đảo Sơ̛n Trà với ba điểm vừa nêu trên là những đặc thù không thể thiếu của thành phố Đà Nẵng. Không có Sơ̛n Trà đầ̀y bản sắ́c, Đà Nẵng chỉ là một trong những thành phố ven biển thông thường của Viêt Nam.

Đừng “phát triển du lịch hủy hoại bản sắc Sơn Trà”

Phân tích về bản quy hoạch Sơn Trà hiện nay, ông Phước nhận định, phát triển du lịch quốc gia trên bán đảo Sơn Trà không nhất thiết phải xây khu nghỉ dưỡng, khách sạn, chợ búa tại Sơn Trà, nhất là diện tích rừng sinh thái của bán đảo không những rất nhỏ hẹp mà còn hoàn toàn cách biệt với các hệ sinh thái trong đất liề̀n.

Ông Đặng Trung Phước bày tỏ sự lo ngại việc xây dựng tại Sơn Trà sẽ làm thu hẹp sự đa dạng sinh học tại Sơn Trà. Ảnh: GV

Xây cất phát triển du lịch như quy hoạch hiện tại ở Sơn Trà sẽ thu hẹp diện tích rừng nguyên sinh và sẽ gây phương hại khôn lường đến những bản sắc thu hút du lịch như đã nêu trên, nhất là đàn Voọc Chà Vá Chân Nâu sẽ bị tuyệt chủng.

Do đó phương cách quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà trong hiện tại theo lối “phát triển du lịch, đồng thời hủy hoại bản sắc thu hút du lịch đặc thù của Sơn Trà” là không thuận lý.

“Chính vì điề̀u này, người dân trong và ngoài nước đã bày tỏ sự không đồng thuận cao độ. Chúng tôi, những chuyên gia khoa học với nhận thức sâu về̀ tầm quan trọng cột trụ của hệ sinh thái, môi trường và sự đa dạng sinh vật trong sự sống trên trái đất, rất hoan nghênh Thủ Tướng đã đề nghị duyệt lại quy hoạch khu du lịch quốc gia Sơn Trà vì sự không đồng thuận của người dân và cũng vì bản sắc sinh thái đặc thù cao độ của bán đảo này”, ông Phước nhấn mạnh.

Sơn Trà nguyên sơ là của 90 triệu người Việt Nam!

Từ những lập luận đó, TS Đặng Trung Phước kiến nghị về quy hoạch Sơn Trà:

Sơn Trà trong trạng thái nguyên sơ luôn luôn là của tất cả mọi người dân Đà Nẵng và hơn 90 triệu người Việt Nam.

Những khu nghỉ dưỡng không những không tạo nên bản sắ́c du lịch mà còn hủy hoại những điểm thu hút du lịch của Sơn Trà như liệt kê ở trên. Đây là điề̀u không thuận lý nhất, cần phải cẩn trọng lưu ý trong quy hoạch.

Phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà nên tập trung vào mô hình du lịch tham quan có tổ chức để bảo vệ sự toàn vẹn của Sơn Trà. Sử dụng đàn Voọc Chà Vá chân nâu, có nguy cơ bị tuyệt chủng đang được bảo vệ làm điểm nhấn, sẽ thu hút hàng triệu triệu người đến thăm và tham quan. Đây là lối quảng bá du lịch quốc gia một cách tuyệt mỹ, đồng thời quảng bá bản sắc nhân văn và nhân bản của Việt Nam trong việc bảo tồn các sinh vật đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Dich vụ du lịch tham quan sẽ tạo nên lợi nhuận gấp nhiều lần hơn những khu nghỉ dưỡng, đồng thời góp phần vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm cho người dân.

Sơn Trà sẽ mãi mãi giữ được cái nguyên sơ của tự nhiên, một bản sắ́c càng ngày càng hiếm tại Việt Nam. Do đó Sơn Trà đáng được gọi là hòn ngọc xanh của Đà Nẵng và nên được bảo tồn như một rừng quốc gia.

Theo TTXVN

Bạn đang đọc bài viết “Đừng phát triển du lịch để hủy hoại bản sắc Sơn Trà”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.