Thứ sáu, 29/03/2024 04:51 (GMT+7)

Huyện Mai Sơn (Sơn La): Kết quả sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

MTĐT -  Thứ bảy, 07/09/2019 16:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đến hết tháng 6/2019, toàn huyện Mai Sơn đạt 239 tiêu chí, bình quân đạt 11,38 tiêu chí/xã, dự kiến đến hết năm 2019 có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng tổng số xã đạt nông thôn mới.

Qua 10 năm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo đề ra mục tiêu, giải pháp và tạo được bước đột phá ở từng lĩnh vực.

Đến hết tháng 6 năm 2019, toàn huyện Mai Sơn đạt 239 tiêu chí, bình quân đạt 11,38 tiêu chí/xã. Dự kiến đến hết năm 2019: Có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Cò Nòi, xã Chiềng Sung) nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện là 06 xã. Huyện đã hoàn thành công tác quy hoạch 21/21 xã, công bố quy hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo các xã tăng cường quản lý quy hoạch, Đề án đã được phê duyệt, rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch.  

Nhân dân Xã Hát lót huyện Mai Sơn tham gia dọn dẹp các tuyến đường nội bản

 Đầu tư xây dựng 273 công trình, với tổng số vốn: 231.094,49 triệu đồng, trong đó: 24 công trình giao thông; 41 công trình thủy lợi; 01 công trình điện; công trình trường lớp học 63 (đầu tư xây dựng mới 31 công trình, sửa chữa nâng cấp 32 công trình); 05 công trình trụ sở xã; 10 công trình nước sinh hoạt; 01 công trình Trạm y tế xã; 07 công trình nhà văn hóa xã; 121 công trình nhà văn hóa bản, tiểu khu. Triển khai thực hiện phong trào làm đường giao thông bằng bê tông xi măng trên địa bàn toàn huyện, đến nay đã hoàn thành 278 tuyến/209,222 km. 

Bên cạnh đó huyện chú trọng Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.Diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện tăng nhanh, đến nay tổng diện tích là 7.650 ha; phối hợp với các đơn vị xuất khẩu quả sang thị trường Úc, DuBai, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, Cam Pu Chia được 5.251,2 tấn. 

Cùng với việc phát triển cây ăn quả, huyện duy trì phát triển các loại cây công nghiệp có lợi thế đảm bảo quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, các nhà máy đã có như: Nhà máy mía đường Sơn La, 02 Nhà máy tinh bột sắn, 01 Nhà máy Cà phê. Công tác tuyên truyền, vận động, thành lập hợp tác xã được quan tâm chú trọng để làm đầu mối cho việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm; hiện nay, trên địa bàn huyện có 108 HTX, trong đó: 88 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; tạo việc làm cho trên 1.500 lao động nông thôn.

Ứng dụng công nghệ cao trong chiết ghép các giống xoài cho năng suất, chất lượng cao.

Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách cho vay vốn hỗ trợ sản xuất cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo; huy động xã hội hóa của các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp hỗ trợ thực hiện xóa nhà tạm trên địa bàn. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đã giảm từ 29,61% (năm 2010) xuống còn 18,49% (năm 2018), dự kiến năm 2019 dưới 17,5%. Thu nhập bình quân năm 2018 đạt 35,2 triệu đồng/người/năm tăng 22,9 triệu đồng so với năm 2010. Tỷ lệ lao động có việc làm trong độ tuổi lao động tăng từ 91% (2015) lên 95% (2018).

Giáo dục được củng cố và phát triển khá toàn diện ở các cấp học. Mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, phổ cập giáo dục được củng cố và hoàn thiện, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng, xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, có 19/57 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ huy động học sinh: trẻ ra nhà trẻ đạt tỷ lệ 26,8% (tăng 20,8%); trẻ ra lớp mẫu giáo đạt 97,2% (tăng 5,2%) trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,9%;  tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống còn 11,5%.

Tổng số lao động trong độ tuổi lao động: 104.293 người; số lao động đã qua đào tạo: 47.383 người; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật so với lao động nông thôn: 45,43 %

Đội ngũ cán bộ y tế ngày càng được tăng cường cả về số lượng và trình độ chuyên môn. Toàn huyện có 357 cán bộ y tế, 100% các bản có nhân viên y tế bản, tiểu khu hoạt động; 22 xã có bác sĩ, thêm 03 xã so với năm 2015, đạt 100% so với Nghị quyết HĐND huyện; 100% trạm y tế xã, thị trấn có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi. Các đơn vị y tế từ huyện đến xã, thị trấn từng bước được đầu tư, xây mới, sửa chữa nâng cấp về cơ sở vật chất và trang thiết bị đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị cho nhân dân. Công tác y tế dự phòng được quan tâm đúng mức, các chương trình y tế quốc gia được triển khai thực hiện có hiệu quả. Năm 2018, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 20,5% đạt 97,56% so với Nghị quyết HĐND, năm 2019 dự kiến còn 20%, đến hết năm 2020 tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 19,5% đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao. Tỷ lệ người tham gia BHYT năm tăng từ 78,22% (2016) lên 97,2% (2018); dự kiến năm 2019 đạt 98,01%.

Công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh. Đến nay có 20/21 xã có nhà văn hóa cơ bản đạt tiêu chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 389/458 bản, tiểu khu có nhà văn hóa, trong đó có 130 nhà văn hóa, khu thể thao cơ bản đạt tiêu chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hằng năm, UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai công tác bảo vệ môi trường; thành lập các Đoàn liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện phong trào “Ngày về cơ sở xây dựng nông thôn mới” theo Kế hoạch của Ban Thường vụ huyện ủy, kết quả hơn 02 năm triển khai (từ năm 2017 đến 6 tháng đầu năm 2019): Đã triển khai được tại 472 bản thuộc 11 xã, giúp đỡ chỉnh trang nhà ở dân cư được 13.742 hộ; tu sửa đường giao thông, rãnh thoát nước được trên 276 km; đưa gia súc, gia cầm ra khỏi gầm sàn được 7.561 hộ; làm nhà tắm, nhà vệ sinh được 10.588 nhà; cải tạo vườn tạp cho 1.926 hộ, xóa nhà tạm được 141 hộ, các lực lượng tham gia khoảng 48.000 ngày công. Đến nay, có 5/21 xã, đạt 23,8% số xã đạt tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm.

Thời gian tới để Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tiếp tục đạt kết quả tích cực, huyện Mai Sơn tập trung nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, điều hành của cấp ủy; thành lập Ban Chỉ đạo các cấp, phân công nhiệm vụ, xây dựng quy chế hoạt động và kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện, bám sát cơ sở và người dân. Lồng ghép có hiệu các chương trình, dự án, các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp với thu hút, huy động các nguồn lực trong xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, khai thác hiệu quả những lợi thế của từng địa phương, đảm bảo sự phát triển bền vững. Phấn đấu đến hết năm 2020  đạt 285 tiêu chí, bình quân đạt 13,57tiêu chí/xã; có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Lũy kế toàn huyện có 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 01 xã (Chiềng Ban) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao;07 xã đạt 12 tiêu chí; 08 xã đạt từ 07 tiêu chí trở lên.

PV (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Huyện Mai Sơn (Sơn La): Kết quả sau 10 năm xây dựng nông thôn mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.