Thứ năm, 28/03/2024 23:18 (GMT+7)

Hà Nội phấn đấu thu gom 100% rác thải sinh hoạt trong ngày

MTĐT -  Thứ sáu, 05/04/2019 13:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

TP. Hà Nội đang phấn đấu thu gom 100% rác thải sinh hoạt trong ngày ở tất cả các khu vực đô thị và nông thôn.

Theo Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31-5-2017 của Thành ủy và Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 3-7-2017 của UBND thành phố triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TU về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo” đặt mục tiêu bảo đảm 100% rác thải ở đô thị và nông thôn được thu gom trong ngày.

Mới đây, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo phải sớm hoàn thành mục tiêu này - bởi đây vừa là yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, vừa là cơ sở quan trọng tạo nên hình ảnh "xanh, sạch, đẹp" của Thủ đô.

Ảnh minh họa: Internet.

Theo đó, kế hoạch bao gồm các nội dung: giải pháp thực hiện, tăng cường áp dụng cơ giới hóa công tác thu gom, vận chuyển, khối lượng, tần suất duy trì, kinh phí triển khai… báo cáo UBND quận, huyện, thị xã, các chủ đầu tư để thẩm định, tổng hợp vào kế hoạch chung.

Kế hoạch thực hiện bao gồm các nội dung chính: mục tiêu, giải pháp thực hiện, công tác cơ giới hóa thu gom, vận chuyển, trung chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn, rà soát khối lượng, tần suất thực hiện, năng lực triển khai của các đơn vị, công tác kiểm tra, giám sát, xử phạt các trường hợp vi phạm, tiến độ thực hiện...

UBND các quận, huyện, thị xã, chủ đầu tư gói thầu duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn TP, chỉ đạo đôn đốc các đơn vị duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn, xây dựng phương án thực hiện; xem xét và phê duyệt phương án; tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện đạt mục tiêu thu gom 100% rác sinh hoạt phát sinh trong ngày trên địa bàn (khu vực đô thị và nông thôn) một cách bền vững trên cơ sở các nội dung được UBND TP chỉ đạo tại Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 3/7/2017.

Đồng thời, tăng cường giám sát thu gom, vận chuyển chất thải rắn theo Kế hoạch số 160/KH-UBND để đánh giá kết quả thực hiện.

Trong quá trình triển khai, đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các chủ đầu tư thường xuyên, kịp thời báo cáo tiến độ, lộ trình thực hiện đến Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND TP và kịp thời thông tin cho các Sở, ngành liên quan.

Được biết, trung bình mỗi ngày TP. Hà Nội phát sinh khoảng 6.400 tấn chất thải sinh hoạt các loại và con số này vẫn không ngừng tăng qua từng năm. Mặc dù các cấp, ngành liên quan của TP. Hà Nội đã có nhiều nỗ lực, với nhiều giải pháp quyết liệt, song việc thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn vẫn bộc lộ một số bất cập cần sớm được tháo gỡ.

Một trong những bất cập đó là vẫn còn khoảng 12% chất thải sinh hoạt ở ngoại thành chưa được thu gom. Đó là con số trên báo cáo, còn thực tế tình trạng rác sinh hoạt tồn đọng nhiều ngày, nhất là ở khu vực giáp ranh giữa các xã, giữa các huyện, gây ô nhiễm môi trường, bức xúc dư luận đã xảy ra nhiều trong thời gian qua.

Ngoài nguyên nhân ý thức người dân chưa cao, còn việc vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định, thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do giữa chính quyền địa phương (với vai trò chủ đầu tư) và đơn vị trúng thầu thu gom không thống nhất được định mức, khối lượng rác cần xử lý. Thường thì lượng rác thải, phạm vi thu gom rác lớn hơn nhiều so với hợp đồng nên đơn vị thu gom giảm tần suất, địa bàn duy trì vệ sinh…

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến việc một số đơn vị môi trường chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực; công nghệ và phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải lạc hậu dẫn đến năng suất chưa cao, chi phí sản xuất lớn. Cùng với đó, hạ tầng khu vực ngoại thành còn nhiều khó khăn nên doanh nghiệp cũng khó áp dụng phương tiện hiện đại vào thu gom rác…

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội phấn đấu thu gom 100% rác thải sinh hoạt trong ngày. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.