Thứ sáu, 29/03/2024 15:18 (GMT+7)

Hà Nội, TP. HCM loay hoay với cuộc chiến chống ô nhiễm không khí

MTĐT -  Thứ bảy, 28/12/2019 16:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP.HCM là do sự gia tăng nhanh chóng của các phương giao thông.

Nguyên nhân thứ 2 là do Hà Nội và TP.HCM đang trở thành một “đại công trường”, mật độ xây dựng lớn, chất thải, khí thải từ các công trình phát tán ra môi trường lớn.

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa đề xuất rửa 31 tuyến đường trục chính với chiều dài hơn 260km. UBND các quận tại Hà Nội kiến nghị cho phép triển khai lại công tác rửa đường để giảm bụi từ các xe chở vật liệu.

Theo những đơn vị này, trên các tuyến đường có mật độ giao thông cao, xe chở vật liệu làm rơi đất cát bám dày 2 bên mép đường gây bụi làm tăng ô nhiễm không khí.

Theo ông, Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM, cho biết vấn đề kiểm soát ô nhiễm không khí, phía sở không phải cơ quan tham mưu chính cho UBND TP. Tuy nhiên, trước thực trạng khí thải giao thông là một trong những tác nhân hàng đầu gây ô nhiễm, sở chủ động triển khai hàng loạt giải pháp để kiểm soát.

Ông Lâm đánh giá trong hoạt động giao thông, nhiều lĩnh vực ảnh hưởng đến môi trường như khí thải từ các loại xe cơ giới, quá trình thi công công trình, vệ sinh, duy tu đường bộ... Để khắc phục, Sở GTVT TP đã tăng cường thực hiện một số đầu việc như kiểm tra, chấn chỉnh các nhà thầu thi công công trình giao thông, công trình thi công trên đường bộ không bảo đảm vệ sinh, để vật liệu rơi vãi và sắp tới sẽ ban hành các chế tài cụ thể hơn trong vấn đề này. Việc kiểm tra nhằm bảo đảm trong quá trình thi công, phương tiện phải được vệ sinh sạch sẽ, tưới nước mặt đường đá dăm, không để bụi bay ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; vật liệu phế thải phải được thu gom, chuyển đi xử lý.

Ngoài ra, sở sẽ yêu cầu chủ đầu tư lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án công trình giao thông thuộc đối tượng phải lập báo cáo theo quy định; khuyến khích chủ đầu tư, nhà thầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong GTVT.

Riêng đối với việc vệ sinh mặt đường, mặt cầu, Sở GTVT TP đang đề xuất xịt rửa để giảm bụi, ô nhiễm. Cụ thể, 31 tuyến đường trục chính do sở quản lý với chiều dài hơn 260 km, chủ yếu được quét hút bụi bằng máy với tần suất 8 lần/tuyến/tháng, sẽ được xịt rửa thường xuyên.

Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GTVT TP cho rằng vấn đề căn cơ và tác động lớn nhất đến môi trường ở hoạt động giao thông là từ khí thải của các loại xe cơ giới. Toàn TP hiện có hơn 7,8 triệu xe các loại, trong đó trên 7,1 triệu xe máy. Ô nhiễm không khí do xe máy gây ra nghiêm trọng và nguy hiểm hơn nhiều so với khí thải từ ôtô. Tuy nhiên, đối với ôtô, đã có biện pháp kiểm soát thông qua các đợt đăng kiểm định kỳ, có tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại xe. Riêng xe máy chưa có quy định và đang chờ Luật Giao thông đường bộ sửa đổi nhưng dự tính sớm nhất phải 2 năm.

Vì vậy, trước mắt, Sở GTVT TP làm việc với Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam cùng Viện Khoa học - Công nghệ (thuộc Bộ GTVT) xây dựng kế hoạch kiểm soát khí thải đối với loại xe này, dự kiến thực hiện thí điểm trong quý I hoặc quý II/2020.

Tại buổi tọa đàm về “Báo động về ô nhiễm không khí tại Việt Nam”, PGS.TS Hồ Quốc Bằng, chuyên gia nghiên cứu ô nhiễm không khí cho biết không khí tại TPHCM bị ô nhiễm nặng, đang và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân thành phố. Trong đó, hoạt động giao thông chiếm tỷ lệ phát thải cao nhất hầu hết trong các chất ô nhiễm, cụ thể hoạt động giao thông chiếm 99% trong tổng phát thải CO2 của toàn TP.HCM. Riêng với khói bụi thì phát thải từ khí thải xe máy và do ma sát mặt đường, thắng xe, lốp xe chiếm 37,7%.

Nói đến nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội, Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã cảnh báo có hơn 70% bụi mịn siêu vi trong không khí thải ra từ các phương tiện xe máy và xe hơi.

Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành Chỉ thị 19 về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện Chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên địa bàn.

UBND thành phố yêu cầu Sở TN&MT chỉ đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội vận hành liên tục ổn định hệ thống quan trắc môi trường không khí, thường xuyên tổng hợp kết quả thông báo công khai các số để người dân biết.

Trong trường hợp khi ô nhiễm không khí chạm mức “Nguy hại” chỉ số AQI >300, Sở GD&ĐT chỉ đạo các Trường mầm non, Trường Tiểu học sắp xếp lịch học phù hợp.

Sở Y tế xây dựng phương án cụ thể để kịp thời hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo sức khỏe trong những ngày chất lượng không khí ở mức “Xấu” “Rất xấu” và “Nguy hại”.

Trong các ngày chất lượng không khí ở mức “Kém” trở lên, cần phải áp dụng ngay các biện pháp cụ thể sau: Sở Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các Cty Môi trường đô thị, cùng các quận, huyện rà soát kiểm tra, phải tăng cường tần suất sử dụng xe hút bụi, hút rác và dùng xe tưới nước rửa đường.

Sở GTVT và Công an thành phố tăng cường lực lượng điều tiết giao thông, tránh ùn tắc trong giờ cao điểm, yêu cầu tất cả các xe tải trọng tải từ 1,5 tấn trở lên chỉ được đi vào thành phố từ vành đai 3 trở vào từ 22h đến 6h sáng ngày hôm sau.

Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không đốt rác thải tự phát, đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch vụ mùa. Các hộ gia đình trong sinh hoạt và sản xuất kinh doanh không sử dụng bếp than tổ ong.

Tham gia lưu thông bằng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân; ưu tiên sử dụng các loại phương tiện giao thông chạy bằng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo, điện, giảm phát thải ô nhiễm môi trường không khí.

Phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, người dân tham gia cung cấp video, hình ảnh các phương tiện chở quá tải, không che chắn gây phát tán bụi, phế thải tới các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm theo quy định.

Công an thành phố, Thanh tra chuyên ngành tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm tất cả các xe chở vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng không đúng quy chuẩn, không phủ bạt che chắn, chở quá tải, để rơi vãi ra đường gây mất an toàn, vệ sinh môi trường.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội, TP. HCM loay hoay với cuộc chiến chống ô nhiễm không khí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.