Thứ ba, 16/04/2024 22:12 (GMT+7)

Hàng nghìn tỷ trôi sông vì rác

MTĐT -  Thứ bảy, 21/07/2018 08:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dù đã chi hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm nạo vét khơi thông song hệ thống kênh rạch, cống rãnh trên địa bàn TPHCM vẫn tắc nghẽn do thói quen vứt rác bừa bãi của một bộ phận người dân gây lãng phí.

Chủ tịch UBND quận 4 Trần Hoàng Quân cho hay lượng rác sinh hoạt thải ra hàng ngày trên địa bàn quận khoảng 300 -400 tấn/ngày, riêng trong dịp tết, lễ khoảng 600 tấn/ngày.

“Có nhiều nhà ven kê Quản lý tin tức nh rạch mình phát túi nilon cho họ bỏ rác vào rồi giao cho người thu gom thì họ lại lén bán túi nilon ra chợ và lén lún xả rác xuống kênh rạch”, ông Quân cho biết.

Mỗi ngày, các công nhân Công ty môi trường đô thị vớt khoảng 7-8 tấn rác thải trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (có lục bình thì lên tới 16 tấn/ngày). Còn lưu vực kênh Ðôi, kênh Tẻ mỗi ngày vớt 42 - 43 tấn rác (có lục bình lên tới 60 tấn/ngày).

Nghìn tỷ trôi sông

Theo Phó giám đốc Trung tâm chống ngập Nguyễn Hoàng Anh Dũng, qua theo dõi tình hình ngập, trung tâm phát hiện trên 175 tuyến đường có lượng rác rất lớn trên mặt đường. Khi có mưa lớn, lượng rác này trôi vào các miệng hố ga gây nghẹt cống, dẫn đến tình trạng ngập nước cục bộ.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết mỗi ngày thành phố thải ra gần 9.000 tấn rác sinh hoạt và hơn 2.300 tấn rác do người dân tự ý xả ra môi trường. Do đó, nếu không có giải pháp thu gom, xử lý triệt để lượng rác người dân tự xả ra môi trường sẽ trôi xuống cống thoát nước hoặc trôi nổi ngoài môi trường gây ô nhiễm trầm trọng.

Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bùi Xuân Cường, chưa tính hệ thống kênh rạch, hệ thống cống thoát nước đô thị của thành phố có tổng chiều dài 4.176 km với 68.000 cửa thu nước và hơn 1.000 cửa xả. Ðể đảm bảo cho hệ thống cống thoát nước hoạt động, Công ty thoát nước đô thị bố trí hơn 800 người trực tiếp làm công tác nạo vét và hơn 300 công nhân phải chui xuống cống hàng ngày.

Mỗi ngày, công nhân vệ sinh vớt được từ 7-8 tấn rác trên kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè.

Các công nhân còn phải thường xuyên kiểm soát nguồn rác thải, vệ sinh trên vỉa hè, kiểm soát rác không để rơi xuống hố ga hoặc cống. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước của thành phố vẫn có rất nhiều cửa xả, miệng cống thường xuyên bị rác che lấp và bốc mùi.

Theo Giám đốc Sở Tài chính Phan Thị Thắng, chỉ tính riêng hoạt động xử lý, thu gom, vận chuyển rác và nạo vét các tuyến cống thoát nước, mỗi năm ngân sách TPHCM phải bỏ ra gần 4.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng kinh phí chi cho việc vớt rác do người dân xả ra trên các tuyến kênh, rạch đã lên tới 700 tỷ đồng; số tiền chi cho việc duy tu hệ thống cống thoát nước ở mức gần 1.132 tỷ đồng.

Chủ tịch HÐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nói gần 4.000 tỷ đồng chi cho xử lý rác, ngập nước mới là khoản kinh phí từ ngân sách. Chi phí thực tế chi cho hoạt động thu gom, xử lý rác còn cao gấp nhiều lần. Tình trạng ngập nước và nạn xả rác bừa bãi liên quan mật thiết với nhau và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là ý thức của một bộ phận người dân chưa cao; vấn đề chế tài và xử phạt chưa nghiêm.

Cần có biện pháp chế tài mạnh hơn

“TPHCM đã lắp đặt hệ thống camera, vì sao không làm căn cứ xử lý vi phạm? Chúng ta đang chật vật xây dựng một thành phố văn minh hiện đại nhưng hiệu quả không mong muốn. Cả một thời gian dài chúng ta nỗ lực nhưng cái xấu vẫn nhởn nhơ. Chúng ta không thiếu giải pháp, nghị quyết nhưng vấn đề là tổ chức thực hiện. Lãnh đạo thành phố quyết tâm nhưng cấp dưới thì không. Nếu không có biện pháp chế tài đủ mạnh, vấn nạn xả rác bừa bãi sẽ còn dai dẳng”.

Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó trưởng Ðoàn Ðại biểu Quốc hội TPHCM

Theo Tiền phong

Bạn đang đọc bài viết Hàng nghìn tỷ trôi sông vì rác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.