Thứ sáu, 29/03/2024 21:10 (GMT+7)

Hỗ trợ đổi xe cũ lấy xe mới - chủ trương tốt nhưng khó khả thi

Lam Vy -  Thứ ba, 08/09/2020 16:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo nghiên cứu của các chuyên gia môi trường, khí thải từ các phương tiện giao thông mà chủ yếu là xe máy chứa rất nhiều chất độc hại như CO, HC,... gây ô nhiễm môi trường

Những chiếc xe máy cũ trên 18 năm tuổi tại Hà Nội Đây là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo chương trình “Nghiên cứu thí điểm đo kiểm khí thải và hỗ trợ đổi xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Thành phố” do Sở Tài nguyên và môi trường chủ trì soạn thảo trình UBND TP. Hà Nội. nếu không đạt tiêu chuẩn về khí thải có thể được hỗ trợ bằng một khoản tiền để đổi sang xe mới.

Xe máy cũ gây ô nhiễm môi trường

Theo thống kê sơ bộ, Hà Nội có khoảng 2,5 triệu xe máy cũ nát, quá "đát". Song song với việc tiến hành kiểm soát khí thải xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông tại TP. Hà Nội sau năm 2020, Hà Nội cũng xây dựng kế hoạch thu đổi xe máy cũ nát và hỗ trợ tiền mua xe mới của người dân đang sử dụng để mưu sinh.

Xe máy cũ sẽ được hỗ trợ kinh phí đổi với mức hỗ trợ 2 - 4 triệu đồng/trường hợp. Muốn được hỗ trợ đổi xe máy cũ lấy xe mới người dân phải có đủ ít nhất hai điều kiện: Chiếc xe được đăng ký trước năm 2002 và không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải. Những chiếc mô tô, xe máy cũ sau khi đổi sẽ được chính các nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm thu hồi và xử lý theo quy định chứ không được tái sử dụng.

Theo thống kê sơ bộ, Hà Nội có khoảng 2,5 triệu xe máy cũ nát, quá "đát".

Theo nghiên cứu của các chuyên gia môi trường, khí thải từ các phương tiện giao thông mà chủ yếu là xe máy chứa rất nhiều chất độc hại như CO, HC,... không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là một trong các nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân. Đó là chưa kể đến việc những phương tiện đã quá cũ nát, hư hỏng tiềm ẩn nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông.

Kết quả nghiên cứu về phát thải từng nguồn gây ô nhiễm không khí của Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP. HCM) được công bố năm 2019 cho thấy, khí thải từ xe máy phát thải 29% Nox; 65,4%  NMVOC; 90% khí CO và 37,7% bụi.

Chủ trương tốt nhưng khó khả thi

Việc hỗ trợ tiền để đổi xe cũ lấy xe mới có khả thi hay không trong khi một trong những giải pháp khắc phục hiện tượng ùn tắc giao thông chính là việc hạn chế sử dụng xe gắn máy? Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam- Chuyên gia giao thông TS. Nguyễn Xuân Thủy để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Ông Thủy chia sẻ:

“ Chủ trương này cũng có tính khả thi của nó, nếu bảo khắc phục chống ùn tắc là cấm xe máy hay hạn chế xe máy thì chuyện này rất khó vì người dân sử dụng đa số là xe máy để đi làm, mưu sinh. Xe máy gần như trở thành cần câu cơm đối với họ, cho nên không  dễ để hạn chế xe máy, trong khi hạ tầng đang yếu kém, giao thông công cộng mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. cho nên người dân vẫn phải sử dụng làm phương tiện chính để mưu sinh.

Chủ trương hỗ trợ là đúng, vì Hà Nội có hơn 2 triệu xe sử dụng cũng trên dưới 20 năm rồi, những xe này phát thải khí bụi, khí thải rất độc, có nguy hại đối với môi trường, cho nên Hà Nội có chủ trương là khá thực tế. Nhiều người dân khó khăn, muốn đổi xe thì phải hỗ trợ cho họ. Chủ trương này theo tôi là tốt nhưng việc hỗ trợ từ 2-4 triệu thì khó khả thi. Vì 1 chiếc xe máy phải từ 15 - 20 triệu trong khi hỗ trợ 2-4 triệu thì không đủ được cho nên thiếu thực tế. Tuy nhiên về hướng đi là đúng hướng, có thể điều chỉnh thì có thể thực hiện được”.

Làm sao để tăng tính hiệu quả?

Làm sao để chủ trương thực hiện có hiệu quả và tăng tính khả thi cũng là vấn đề mà rất nhiều người dân cũng như các cơ quan chức năng quan tâm. Bàn về câu chuyện này, ông Thủy cho hay:

Khi thực hiện, nên có sự rà soát chặt chẽ hơn, thực tế hơn, phù hợp với điều kiện hiện nay hơn. chúng ta nên xử lý trước những xe nào xả khói đen, xe nào xuống cấp quá thì phải xử lý trước. Có thể hỗ trợ hoặc không hỗ trợ nhưng vẫn phải xử lý những chiếc xe đó trước đã, rồi mới làm đại trà.  Bởi nếu như làm đại trà thì số lượng xe nhiều, chi phí hỗ trợ lớn, khó thực hiện trong thời gian ngắn. Ngoài xe máy, cần phải kiểm tra cả ô tô, các trạm đăng kiểm phải kiểm soát các xe ô tô khí thải vượt quá mức cho phép thì cũng phải có chế tài để xử lý các loại ô tô này, vì chính ô tô xả khí thải nhiều hơn so với xe máy.

Cần giải quyết thực tế, chứ không cần quy định những xe 18-20 năm rồi thì mới xử lý trong khi nhiều người dân cho rằng xe chạy 18-20 năm vẫn còn tốt. Cho nên cứ đo thực tế, phải có lộ trình thì sẽ tốt hơn”.

Chuyên gia giao thông - TS. Nguyễn Xuân Thủy.

Đồng tình với chuyên gia giao thông, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chế tạo động cơ cũng bày tỏ sự đồng tình. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý đơn vị thực hiện, tài trợ cần chú trọng tới công tác tư vấn, hỗ trợ người sử dụng xe máy cũ cắt giảm chi phí tối ưu để vừa có phương tiện đi lại nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn khí thải, tránh ô nhiễm môi trường và cũng từ đó tránh mang tiếng "bán hàng đội lốt hỗ trợ người dân".

TS Nguyễn Văn Nguyên - Giảng viên Viện Cơ khí Động lực, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết:

"Theo thiết kế, động cơ xe máy khi sử dụng di chuyển quãng đường từ 20.000km hoặc có thời gian từ 2 năm trở lên bắt đầu có biểu hiện xuống cấp nên chắc chắn các tiêu chuẩn thiết kế về độ bền, khí thải tạo ra cũng sẽ không đạt đủ tiêu chuẩn.

Nếu tiếp tục sử dụng sẽ góp phần không nhỏ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở các thành phố lớn như TP. HCM, TP. Hà Nội... Mặc dù vậy, hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về thời gian sử dụng của xe máy nên việc thu hồi đối với những chiếc xe máy cũ là không đúng quy định". 

Bạn đang đọc bài viết Hỗ trợ đổi xe cũ lấy xe mới - chủ trương tốt nhưng khó khả thi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới