Thứ năm, 28/03/2024 22:11 (GMT+7)

Hoà Bình: Đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh

MTĐT -  Thứ hai, 12/06/2017 08:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò quan trọng để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.

Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, xuất khẩu nông sản đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế; tạo việc làm và thu nhập cho đa số người dân, là môi trường sống của đa số nhân dân, nơi bảo tồn và phát triển các truyền thống văn hoá dân tộc.

Hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Cao Phong cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Ảnh: Đường giao thông xóm Đồi đi xóm Lãi, xã Tây Phong. Anh TL

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp được nâng cao, ngưòi dân tích cực vào cuộc, phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới phát triển; việc huy động các nguồn lực đạt kết quả tích cực.

Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016-2020 được thực hiện kịp thời, đáp ứng nhiệm vụ giai đoạn mới của Chương trinh mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; công tác kiểm tra, giám sát của được quan tâm thực hiện ở các cấp, các ngành và địa phương. Đã có 115/191 xã đã cơ bản hoàn thành cắm mốc quy hoạch, gồm: Huyện Cao Phong: 05/12 xã, Thành phổ Hòa Binh: 7/7 xã, Huyện Kim Bôi: 12/27 xă, Huyện Lạc Thủy: 04/13 xã, Huyện Lạc Sơn: 28/28 xã, Huyện Lương Sơn: 19/19 xã, Huyện Mai Châu: 03/22 xã, Huyện Tân Lạc: 23/23 xâ, Huyện Kỳ Sơn: 02/9 xã, Huyện Đà Bắc: 0/19 xã, Huyện Yên Thủy: 12/12 xã. 51 xã đã có quy chế quản lý quy hoạch: Huyện Cao Phong: 02/12 xã, Thành phố Hòa Bình: 7/7 xã, Huyện Kim Bôi: 04/27 xã, Huyện Lạc Thủy: 03/13 xã, Huyện Lạc Sơn: 03/28 xă, Huyện Lương Sơn: 05/19 xã, Huyện Mai Cháu: 03/22 xã, Huvện Tân Lạc: 03/23 xã, Huyện Kỳ Sơn: 9/9 xã, Huyện Đà Bắc: 0/19 xã, Huyện Yên Thủy: 12/12 xã; 191/191 xã hoàn thành quy hoạch chung; 169/191 xã hoàn thành quy hoạch chi tiết. Đến nay có 88/191 xã đạt tiêu chí về thu nhập; 61/191 xã đạt tiêu chí về hộ nghèo: Huyện Cao Phong giảm 03 xã; Huyện Kim Bôi giảm 03 xã; Huyện Lạc Thủy giảm 01 xã; Huyện Lạc Scm giảm 04 xã; Huyện Lương Sơn giảm 04 xã; Huyện Tân Lạc giảm 03 xã; Huyện Yên Thủy giảm 01 xã.; 190/191 xã đạt tiêu chí về Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên Huyện Kỳ Sơn tăng 01 xã; Huyện Mai Châu tăng 03 xã; Huyện Yên Thủy tăng 02 xã; 116/191 xã đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất: Huyện Kỳ Sơn tăng 02 xã; Huyện Kim Bôi tăng 02 xã; Huyện Lạc Sơn tăng 01 xã; Huyện Lương Sơn tăng 04 xã.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, nhất là ở thôn, xã được đầu tư xây dựng, vừa tạo điều kỉện thuận lợi cho sinh hoạt của người dân, vừa từng bước hiện đại hoá nông thôn.

Nâng cấp, sửa chữa được trên 640 công trình, trong đó: 274 công trình giao thông; 97 công trình thuỷ lợi xây mới, nâng cấp, sửa chữa 54 trạm biến áp, 6 km đường dây 3 pha 0,4 kv, 2 km đường dây 35kv; 81 công trình trường học; 72 công trình nhà văn hỏa xã và nhà văn hóa thôn, công trình khu thể thao xã khu thể thao thôn; 04 công trình trụ sở xã; 10 công trình chợ nông thôn; 07 công trình bưu điện; 28 công trình trạm y tế; 06 công trình nước sinh hoạt và 07 công trình xây dựng bãi rác thải.

Tổng huy động lồng ghép các nguồn vốn, cùng với nguồn vốn đầu tư, vốn Trái phiếu Chính phủ cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn năm 2016 là trên 1.228,74 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn trực tiếp từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là 152,9 tỷ đồng, chủ yếu ưu tiên phân bổ cho các xã đãng ký vê đích năm 2016, xã đặc biệt khó khăn. Đến nay, có 61/191 xã đạt tiêu chí Giao thông; 112/191 xã đạt tiêu chí Thủy lợi; 161/191 xã đạt tiêu chí Điện; 65/191 xã đạt tiêu chí trường học; 48/191 xã đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hoá; 126/191 xã đạt tiêu chí Chợ nông thôn; 130/191 xã đạt tiêu chí Bưu điện; 128/191 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư. Có 191/191 xã đạt tiêu chí giáo dục; 80/191 xã đạt tiêu chí y tế; 99/191 xã đạt tiêu chí văn hóa; 60/191 xã đạt tiêu chí môi trường.

Hệ thống tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở tiếp tục được kiện toàn hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, chất lượng đội neũ cán bộ công chức cấp cơ sở đã được nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, 191/191 xã có đủ các tổ chức chính trị - xã hội. An ninh trật tự xã hội cơ bản được giữ vững, ổn định; phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn vói Phong trào xây dựng nông thôn mới được tăng cường hơn.

Có 154/191 xã đạt chuẩn tiêu chí hệ thống chính trị xã hội; 172/191 xã đạt chuẩn về an ninh ữật tự xã hội. Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia vê xây dựng nông thôn mới năm 2016 là 1.960,58 tỷ đồng, trong đó: Nguồn ngân sách nhà nước là: 561 tỷ đồng: Nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình là 185,4 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển: 34,9 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là: 32,5 tỷ đồng và vốn Trái phiếu Chính phủ là 118 tỷ đồng. Vốn ngân sách tỉnh, huyện, xã: 375,61 tỷ đồng. Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án cho các xã: 887,1 tỷ đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tể: 49,28 tỷ đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: 104,55 tỷ đồng; vốn tín dụng: 358,64 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/2016 toàn tỉnh có 39 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới (bằng 20,4%) trong đó có 31 đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, 8 xã đã lập hồ sơ đề xuất công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016; 14 xã đạt từ 15-18 tiêu chí (chiếm 6,3%); 90 xã đạt từ 10-14 tiêu chí (chiếm 46,1%); 48 xã đạt từ 6- 9 tiêu chí (chiếm 27,2%), không có xã đạt dưới 6 tiêu chí. Bình quân tiêu chí nông thôn mới của các xã trong tỉnh năm 2016 đạt 12,1 tiêu chí/xã.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước; sự nỗ lực cố gắng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các dân tộc trong tỉnh công tác công tác xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hoà Bình đã có những chuyển biến mạnh mẽ.

Sản xuất nông, lâm nghiệp liên tục phát triển, nhất là sản xuât nông nghiệp, đến nay đã đảm bảo được an ninh lương thực trên địa bàn. Một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao đang được phát triển rộng khắp; một số làng nghề nông thôn được khôi phục, bảo tồn và phát triển; một số ngành nghề mới được du nhập, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, góp phần quan trọng vào công tác xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

Nguyễn Đoàn Cần

Bạn đang đọc bài viết Hoà Bình: Đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.