Thứ tư, 24/04/2024 19:44 (GMT+7)

Không khí Hà Nội có xu hướng ô nhiễm về đêm và sáng sớm

MTĐT -  Thứ bảy, 12/12/2020 09:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội có xu hướng gia tăng vào những ngày đầu tháng 12-2020, đặc biệt, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tăng vọt về đêm và sáng sớm.

Theo Tổng cục Môi trường, quy luật diễn biến chất lượng không khí hàng năm tại khu vực miền Bắc, ô nhiễm không khí tăng cao vào các tháng mùa đông.

Qua theo dõi kết quả quan trắc tại các trạm quan trắc không khí tự động cho thấy, bắt đầu từ nửa cuối tháng 10 trở về đây, chất lượng không khí có diễn biến xấu đi so với những tháng trước đó. Đặc biệt, trong đầu tháng 11 và đầu tháng 12 đã xuất hiện vài đợt ô nhiễm tại Hà Nội và một số đô thị phía Bắc.

Đánh giá chất lượng không khí theo chỉ số AQI ngày cho thấy, tại Hà Nội, khá nhiều ngày có chất lượng không khí ở mức kém, đặc biệt tập trung nhiều trong khoảng một tuần qua

Xét cụ thể tại các khu vực trong nội thành Hà Nội từ đầu tháng 11 đến nay, giá trị thông số bụi mịn PM2.5 trung bình 24 giờ tại nhiều trạm quan trắc không khí tự động trong khu vực nội thành khá cao, tập trung thành những đợt ô nhiễm (diễn ra trong khoảng 2-3 ngày).

Để đánh giá ô nhiễm không khí, người ta thường căn cứ trên 5 tiêu chí, bao gồm: Bụi có kích thước nhỏ hơn 10 micron (PM10), khí SO2, NO2, CO và O3 (ô zôn). Ở thành phố, SO2 thường phát thải từ các lò đốt than và dầu chứa lưu huỳnh (như xe buýt); NO2 và CO phần lớn do động cơ ô tô, xe máy phát thải ra; O3 do phản ứng hóa học trong khí quyển bởi khí thải từ xe cộ; PM10 liên quan đến rất nhiều nguồn phát thải giao thông, công nghiệp và sinh hoạt.

Ở gần trục giao thông, PM10 chứa nhiều bụi đất do xe cộ tốc lên từ mặt đường. 5 chất ô nhiễm nêu trên đều gây tác hại xấu đến sức khỏe. Minh chứng là hơn 4.000 người dân ở Luân Đôn đã bị tử vong bởi khói mù do nghịch nhiệt kéo dài nhiều ngày liền trong mùa đông năm 1954.

Thời tiết hanh khô cùng với hiện tượng nghịch nhiệt càng làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. (Ảnh: Internet).

Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí từ Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trang thông tin điện tử và nền tảng ứng dụng PAM Air (do Công ty cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), Air Visual (thuộc Tổ chức IQAir có trụ sở chính tại Thụy Sĩ), trên 90 điểm quan trắc ô nhiễm không khí tại các tỉnh phía Bắc ở ngưỡng đỏ - mức có hại cho sức khỏe.

Theo Tổng cục Môi trường, khu vực miền Bắc giai đoạn giữa mùa Đông là thời kỳ chất lượng không khí thấp nhất trong cả năm. Thời tiết hanh khô cùng với hiện tượng nghịch nhiệt càng làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.

Người dân cần theo dõi và cập nhật các thông tin về chất lượng không khí. Với những ngày chất lượng không khí ở mức kém và xấu, người dân nên hạn chế các hoạt động ngoài trời vào buổi sáng, hạn chế mở cửa nhà, luôn đeo khẩu trang chống được bụi mịn, nhất là tại các khu đô thị.

Ô nhiễm không khí chỉ có thể cải thiện khi hiện tượng nghịch nhiệt tại Hà Nội chấm dứt bởi mưa rét do không khí lạnh tăng cường. Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/10, sẽ xuất hiện mưa nhỏ, trời rét đậm.

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Không khí Hà Nội có xu hướng ô nhiễm về đêm và sáng sớm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.