Thứ bảy, 20/04/2024 05:22 (GMT+7)

Lịch sử ngày Môi trường thế giới 5/6

MTĐT -  Thứ ba, 05/06/2018 16:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đại Hội đồng Liên hợp quốc sáng lập Ngày Môi trường thế giới vào năm 1972, đánh dấu ngày khai mạc Hội nghị Stockholm về Môi trường và Con người (5/6/1972).

Ngày 5/6 cũng là ngày Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ra đời.

Hàng năm, vào Ngày Môi trường thế giới 5/6, Đại Hội đồng Liên hợp quốc chọn một thành phố làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm chính thức với mục đích tập trung sự chú ý của toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường, khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường.

Chính phủ và thành phố nước chủ nhà sẽ hợp tác với UNEP để tổ chức trọng thể các hoạt động quốc tế về bảo vệ môi trường. Chủ đề, khẩu hiệu và logo của Ngày Môi trường thế giới sẽ được chuyển tải thông qua các tài liệu tuyên truyền cũng như các hoạt động hưởng ứng sự kiện trên toàn cầu.

Các hoạt động tổ chức Ngày Môi trường thế giới rất đa dạng, phong phú. Ngày Môi trường thế giới chính là “sự kiện của người dân” tham gia các hoạt động như tuần hành, diễu hành bằng xe đạp; tổ chức các buổi hoà nhạc xanh, các cuộc thi viết, vẽ, tìm hiểu về môi trường; phát động chiến dịch trồng cây xanh, các chiến dịch khuyến khích tái chế chất thải và làm sạch môi trường; tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn về chủ đề gìn giữ sự trong lành của môi trường vì lợi ích của các thế hệ mai sau...

Ngày Môi trường thế giới còn là cơ hội để ký kết hay phê chuẩn các công ước quốc tế về lĩnh vực môi trường. Các công chức địa phương, vùng và chính phủ, các nguyên thủ quốc gia và các bộ trưởng môi trường sẽ đưa ra các công bố và cam kết chăm sóc trái đất của chúng ta.

Việt Nam tham gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới từ năm 1982. Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức trọng thể ngày lễ này ở tất cả các tỉnh thành trên phạm vi cả nước.

Ngày môi trường thế giới năm 2018 có chủ đề là: “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”. Ảnh minh họa: Internet.

Chủ đề Ngày Môi trường thế giới 5/6/2018 là “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”, các hoạt động hưởng ứng nhằm kêu gọi cộng đồng cùng nhau thay đổi thói quen tiêu dùng và thải bỏ chất thải nhựa”.

Nhiều hoạt động cộng đồng sẽ được tổ chức như: Chiến dịch “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”; ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao, hồ, hệ thống thoát nước; tổ chức các lớp học giáo dục môi trường, thực hiện các hoạt động thu gom và tái chế chất thải nhựa, túi ni lông tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư... nhằm khuyến khích người tiêu dùng cắt giảm tối đa sử dụng các sản phẩm nhựa, túi nilon và từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), khối lượng nhựa thế giới thải ra mỗi năm đủ để trải 4 lớp quanh Trái đất. Trong khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ, phần lớn không được xử lý ở các bãi chôn lấp.

Ước tính, với nhịp độ sử dụng nhựa như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050. Một phần lớn trong số đó sẽ bị thải ra các đại dương và tồn tại trong nhiều thế kỷ, gây ô nhiễm môi trường và nhiều hệ lụy khác. Do đặc tính khó tiêu hủy trong tự nhiên, chất thải nhựa đang trở thành một thách thức lớn đối với cộng đồng và xã hội.

Theo cổng thông tin điện tử Tổng cục Môi trường

Bạn đang đọc bài viết Lịch sử ngày Môi trường thế giới 5/6. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...