Thứ ba, 23/04/2024 17:48 (GMT+7)

Nam Định: Phát triển kinh tế cần gắn với bảo vệ môi trường (Bài 1)

MTĐT -  Thứ hai, 06/08/2018 20:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tỷ lệ nghịch với việc phát triển các cụm công nghiệp thì huyện Ý Yên là đang rơi vào tình cảnh ô nhiễm môi trường nặng nề mà chưa có hướng khắc phục

Những năm gần đây, theo chủ trương chung của UBND tỉnh Nam Định về việc thực hiện quy hoạch, phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tại huyện Ý Yên đã hình thành 05 cụm công nghiệp bao gồm gần 160 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã và đang sản xuất, kinh doanh ổn định. Hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước số lượng lớn các sản phẩm đồ gỗ, đồ đồng mỹ nghệ, làm thay đổi cơ bản mọi mặt về đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.

Các cống xả thải trực tiếp từ Cụm công nghiệp xã Yên Ninh ra sông S2.

Tuy nhiên tỷ lệ nghịch với việc phát triển các cụm công nghiệp thì huyện Ý Yên là đang rơi vào tình cảnh ô nhiễm môi trường nặng nề mà chưa có hướng khắc phục. Đi dọc con sông S2 chảy ra sông Sắt thuộc địa phận huyện Ý Yên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các ống xả thải từ của nhà dân đến các cụm công nghiệp sản xuất đều được xả thẳng ra sông. Trong khi đó, con sông Sắt là nguồn cung cấp nước sạch duy nhất cho người dân trên toàn huyện.

Các cống nước thải sinh hoạt cũng như công trình nước thải công nghiệp chảy thẳng ra sông.

Rác bẩn trên sông

Tình trạng bọ gậy, ốc sên, cung quăng chui ra theo vòi xả nước sinh hoạt đã không còn là lạ lẫm đối với người dân địa phương này. Tình trạng gỗ, tre, nứa ngâm dưới sông phục vụ cho sản xuất cũng xảy ra thường xuyên. Thực tế trên cho thấy, huyện Ý Yên chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.

Sông Sắt, nơi cấp nguồn nước sinh hoạt cho huyện Ý Yên

Nhánh chảy ra sông Sắt được ngâm tre, gỗ gây ô nhiễm nguồn nước

Rác và nước thải bẩn gây ô nhiễm trầm trọng trên địa bàn xã Yên Ninh

Điều này cũng đồng nghĩa với việc chưa thực hiện đúng chủ trương của UBND tỉnh bởi: Tại Mục 2 Điều 1 Quyết định 630/QĐ-UBND ngày 04/04/2017 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ dung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 có ghi rõ:  Phát triển các cụm công nghiệp phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, lấy mục tiêu khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động và hạ tầng tại địa phương, ưu tiên phát triển các cụm công nghiệp có quy mô phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương, phục vụ nhu cầu di dời và mở rộng mặt bằng sản xuất để phát triển các ngành công nghiệp tại địa phương có thế mạnh về sản xuất công nghiệp.

Trao đổi sơ bộ với bà Trịnh Thị Kim Tình – Phó Chủ tịch UBND huyện Ý Yên, bà cho biết: “Nước sông Sắt bị ô nhiễm là thực trạng bấy lâu nay, tuy nhiên không phải do các ống xả thải trực tiếp ra sông mà bởi trong lúc các doanh nghiệp sản xuất, chế tác gỗ, mạt gỗ đã bay trong không khí gây ô nhiễm. Mặt khác còn tình trạng ngâm gỗ, tre nứa trên sông. Về việc này UBND huyện cũng đã tổ chức giám sát chặt chẽ tuy nhiên người dân vẫn cố tình không thực hiện theo.”

Thực tế cho thấy, không chỉ như bà Tình chia sẻ bởi theo Thông tư số 31/2016/BTNMT ngày 14/10/2016 về Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tại Điều 5 Chương II, yêu cầu về đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hạ tầng kỹ thuật  bảo vệ môi trường cụm công nghiệp có ghi rõ: Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cụm công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau: Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cụm công nghiệp bao gồm: hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, khu vực lưu giữ, xử lý chất thải rắn (nếu có).Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải phải được tách riêng, thiết kế đồng bộ, bố trí phù hợp với quy hoạch đã được duyệt và tuân theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng, quy định, quy chuẩn kỹ thuật môi trường có liên quan; Hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung cụm công nghiệp có thể đầu tư xây dựng theo từng đơn nguyên (mô-đun) hoặc toàn bộ tương ứng với tiến độ lấp đầy cụm công nghiệp, bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cụm công nghiệp; Hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung cụm công nghiệp bảo đảm các yêu cầu sau: có đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, công tơ điện tử đo điện độc lập; điểm xả thải có biển báo rõ ràng; sàn công tác có diện tích tối thiểu 01 m2, lối đi thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; có phương án, hạ tầng, phương tiện, thiết bị để ứng phó, khắc phục sự cố trong trường hợp hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung gặp sự cố; Hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung cụm công nghiệp có lưu lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày.đêm trở lên phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 26 Thông tư này; Trường hợp cụm công nghiệp có phương án tự thu gom, xử lý chất thải rắn thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thu gom, xử lý chất thải rắn.

Quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cụm công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau: Hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung phải vận hành thường xuyên theo đúng quy trình công nghệ để bảo đảm nước thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận; Việc vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung phải có nhật ký vận hành ghi chép đầy đủ các nội dung: lưu lượng, các thông số đặc trưng của nước thải đầu vào và đầu ra (nếu có); lượng điện tiêu thụ; loại và lượng hóa chất sử dụng, bùn thải phát sinh. Nhật ký vận hành viết bằng tiếng Việt và lưu giữ tối thiểu 02 năm; Hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung phải duy tu, bảo dưỡng định kỳ, bảo đảm luôn vận hành bình thường; Không pha loãng nước thải trước điểm xả thải quy định tại; Bùn cặn của hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước mưa của cụm công nghiệp phải thu gom, vận chuyển và xử lý hoặc tái sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý bùn thải.

Các trường hợp được miễn trừ đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp: Cơ sở phát sinh nước thải vượt quá khả năng tiếp nhận, xử lý của hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung cụm công nghiệp, đồng thời cơ sở có biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Cơ sở trong cụm công nghiệp mà cụm công nghiệp chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, đồng thời cơ sở có biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Như vậy, nếu theo Thông tư số 31 thì huyện Ý Yên đã giám sát, quản lý chặt chẽ đối với các cụm công nghiệp trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật để bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp hay chưa?

Được biết tại xã Yên Ninh sắp tới sẽ triển khai thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tập trung. Liệu dự án này có làm tác động xấu tới môi trường và làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước hay không?

Phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo địa phương để làm rõ và phản ánh khách quan tới bạn đọc trong kỳ tiếp theo.

Bạn đang đọc bài viết Nam Định: Phát triển kinh tế cần gắn với bảo vệ môi trường (Bài 1). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Đặng Trung

Cùng chuyên mục

Bảo tồn chim hoang dã: Cần một giải pháp hiệu quả và bền vững
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế quảng cáo và mua bán” nhằm hỗ trợ các nỗ lực thực thi Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã

Tin mới