Thứ sáu, 19/04/2024 16:44 (GMT+7)

PGS. TS Trần Đức Hạ nói về chống ngập nội đô cùng bạn đọc MT&ĐT VN

MTĐT -  Thứ ba, 24/07/2018 11:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày mai, 25/7 tại tòa soạn MT&ĐT VN, Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường PGS. TS Trần Đức Hạ sẽ giải đáp về những giải pháp căn cơ trong chống úng ngập nội đô cùng bạn đọc.

Ngập úng khi mưa to là tình trạng chung ở các đô thị trong thời gian qua. Người dân Thủ đô luôn thắc mắc rằng, tại sao nội đô Hà Nội cách đây 20 năm không bị ngập lụt sau các trận mưa, mà ngày nay ngập lụt lại trở thành vấn nạn và ngày càng trầm trọng?

Nói về việc ngập lụt khu vực nội đô, nhiều người cho rằng, nguyên nhân chính của tình trạng úng ngập ở Hà Nội là do hiện tượng bê tông hóa mặt đất trong quá trình đô thị hóa làm giảm nghiêm trọng lượng nước mưa ngấm xuống đất và chảy vào ao hồ. Phần lớn nước mưa chảy thẳng vào hệ thống thoát nước gây quá tải và ngập úng.

Nếu quá trình đô thị hóa vẫn tiếp tục như vậy thì yêu cầu hệ thống thoát nước ngày một lớn hơn.

Vậy nguyên nhân chính xác của vấn nạn ngập lụt nội đô là gì? Làm thế nào để giải quyết vấn nạn này một cách bền vững hay "càng chống càng ngập"?

Những câu hỏi của bài toán chống ngập sẽ được Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trườngPGS. TS Trần Đức Hạ giải đáp trong chương trình Talk show "Đi tìm đáp án cho bài toán chống úng ngập đô thị" bắt đầu vào 9h sáng ngày 25/7 tại tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam (1802A, Cao ốc M3 M4, 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội).

Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường PGS. TS Trần Đức Hạ.

Mời quý vị và các bạn đón xem Talk show "Đi tìm đáp án cho bài toán chống úng ngập đô thị" trên trang http://www.moitruongvadothi.vn, mục Truyền hình.

BTV

Bạn đang đọc bài viết PGS. TS Trần Đức Hạ nói về chống ngập nội đô cùng bạn đọc MT&ĐT VN. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước