Thứ bảy, 20/04/2024 18:33 (GMT+7)

Ngày Môi trường thế giới năm 2020: Hành động vì thiên nhiên

MTĐT -  Thứ năm, 04/06/2020 10:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày môi trường thế giới diễn ra hàng năm vào ngày 5/6. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng hàng đầu của Liên Hợp Quốc (LHQ) để thúc đẩy nhận thức và hành động vì môi trường trên toàn thế giới.

Trong những năm qua, Ngày Môi trường Thế giới đã trở thành sự kiện toàn cầu, được hàng triệu người ở hơn 100 quốc gia, tổ chức tham gia.

Mỗi năm, Ngày Môi trường Thế giới là một sự kiện quan trọng để thúc đẩy, mở rộng và thu hút mọi người, cộng đồng và chính phủ trên khắp thế giới hành động trước những thách thức môi trường quan trọng mà hành tinh chúng ta đang phải đối mặt.

Năm 2020, cũng là một năm quan trọng đối với các quốc gia cam kết bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh học, với việc Trung Quốc tổ chức cuộc họp lần thứ 15 của Hội nghị các bên (COP15) cho Công ước Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học ở Côn Minh; cũng tạo cơ hội để năm tiếp theo để bắt đầu Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030), nhằm tăng cường đồng loạt việc phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái và phá hủy để chống khủng hoảng khí hậu và tăng cường an ninh lương thực, cung cấp nước và đa dạng sinh học.

Theo thống kê của Liên Hiệp quốc từ năm 2019 cho thấy cả thế giới có tổng cộng 8 triệu loài sinh vật thì có tới 1 triệu loài hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Chỉ trong vòng 10 năm, nguy cơ tuyệt chủng này đã tăng nhanh và mạnh gấp hàng trăm lần so với mức trung bình của cả 10 triệu năm.

Các mối đe dọa lại đến từ chính con người. Từ việc xây dựng công trình, thu hẹp môi trường sống, khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất công nghiệp dẫn tới biến đổi khí hậu và ô nhiễm.

Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, chúng ta đã làm biến đổi 75% đất đai của trái đất và 66% hệ sinh thái biển dưới nhiều hình thức khác nhau, gần 600 loài thực vật đã bị xóa sổ trong 250 năm qua.

Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề nằm ở việc gia tăng dân số. Đông dân thì nhu cầu càng gia tăng và nguồn tài nguyên càng cạn kiệt. Đa dạng sinh học suy giảm khiến nền nông nghiệp cũng lâm vào tình trạng bị đe dọa. Việc thiếu các giống vật nuôi và cây trồng sẽ khiến tình trạng thiếu lương thực gia tăng.

Nhưng sự bùng nổ dân số sẽ không kết thúc sớm. Các chuyên gia ước tính rằng dân số thế giới hiện tại là 7,6 tỉ người, dự kiến sẽ đạt mức 8,6 tỉ vào năm 2030 và 9,8 tỉ vào năm 2050. Rõ ràng, chúng ta đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt.

Voi có thể biến mất khỏi tự nhiên chỉ trong một thế hệ. Quần thể lưỡng cư đang bị phá vỡ. Trong khi biến đổi khí hậu thì đang làm Trái đất nóng lên và axit hóa các đại dương khiến các rạn san hô bị thu hẹp.

Để thúc đẩy nhận thức và hành động vì môi trường trên toàn thế giới, từ năm 1972, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã quyết định chọn ngày 5/6 hàng năm là Ngày Môi trường thế giới và giao cho Chương trình Môi trường (UNEP) của Liên Hiệp quốc tổ chức kỷ niệm sự kiện này.

Kể từ đó đến nay, Ngày Môi trường thế giới đã khiến các vấn đề môi trường trở nên nhân văn hơn. Đồng thời, trao quyền cho mọi người trở thành tác nhân tích cực của sự phát triển bền vững, bình đẳng.

Việt Nam được ghi nhận là một trong 16 quốc gia có tính ĐDSH cao trên thế giới. Song với công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ, gia tăng dân số và biến đổi khí hậu đã tạo sức ép lớn đến ĐDSH của Việt Nam.

Các chuyên gia cho rằng, muốn chặn đứng các nguyên nhân gây hại đến ĐDSH, cần phải chỉnh sửa, bổ sung Chiến lược quốc gia về ĐDSH do Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt số 1250 ngày 31/7/2013. Bởi Chiến lược chưa đánh giá hết tác hại của biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng và khó lường như hiện nay. Đồng thời, các công ty, nhà sản xuất cần phát triển chuỗi cung ứng bền vững, không gây hại cho môi trường. Người dân và các tổ chức xã hội dân sự cùng phải tham gia thực hiện các hoạt động bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên đang bị suy thoái...

Hiện cả nước có 173 khu bảo tồn với tổng diện tích hơn 2.500ha, gồm 33 vườn quốc gia, 66 khu dự trữ thiên nhiên, 18 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 56 khu bảo vệ cảnh quan (tăng 7 khu bảo tồn so với năm 2015 với tổng diện tích tăng thêm gần 73.260ha). Trong đó, năm 2019 được công nhận thêm 4 Vườn di sản ASEAN, nâng tổng số vườn di sản ASEAN của Việt Nam thành 10 khu. Mới đây nhất đã thành lập 2 khu bảo tồn đất ngập nước là Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) và Phá Tam giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân, hiện nay, Bộ TN&MT đang tiến hành sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường, trong đó đang dự thảo 7 điều có nội dung liên quan để góp phần làm tốt hơn công tác bảo tồn ĐDSH. Đồng thời, tiến hành lập quy hoạch quốc gia về bảo tồn ĐDSH, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; tăng cường giải pháp quản lý thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào thiên nhiên; thúc đẩy các hoạt động quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐDSH. Cùng với đó, tiếp tục thúc đẩy hợp tác của các bên liên quan, bao gồm các đối tác quốc tế, sự phối hợp liên ngành, sự tham gia của khu vực tư nhân và cộng đồng...

Theo UNEP, hệ sinh thái lành mạnh, với sự ĐDSH phong phú, là nền tảng cho sự tồn tại của con người. Hệ sinh thái duy trì sự sống của con người theo rất nhiều cách thức khác nhau, làm sạch không khí, thanh lọc nước, bảo đảm sự sẵn có của thực phẩm dinh dưỡng, thuốc thiên nhiên và nguyên liệu, vật liệu, giảm sự xuất hiện của thiên tai.

Minh Tuệ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Ngày Môi trường thế giới năm 2020: Hành động vì thiên nhiên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất