Thứ sáu, 19/04/2024 20:40 (GMT+7)

Ngôi làng vật vã vì rác thải nhựa

MTĐT -  Thứ bảy, 15/06/2019 11:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Là địa phương tái chế rác thải lớn nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, người dân làng Xà Cầu xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường.

Cả làng có tới 170/800 hộ làm nghề tái chế phế liệu nên cái cảnh rác thải nhựa xếp đống từ trong nhà, ngoài sân, ngõ xóm cho đến trên cánh đồng không phải là hiếm. Dân làng chọn nghề này để mưu sinh nên quanh năm đi nhặt nhạnh thu gom phế liệu đem về tái chế.

Từ nhiều năm nay làng Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội đã trở thành một trong những địa điểm tái chế rác thải nhựa lớn trên địa bàn Thủ đô.

Thực tế ghi nhận vào ngày 13/6 cho thấy, trong làng có rất nhiều hộ làm nghề này. Rác thải nhưa đủ loại từ chai lọ, tivi... đến ống nước được vận chuyển về đây sau đó cho vào máy ép cán vụn. Các xưởng tái chế hoạt động liên tục, cùng với đó là cái núi phế liệu xuất hiện khắp mọi nơi.

Phế thải nhựa được đưa về đây sau khi rửa sạch sẽ được đưa vào máy nghiền thành hạt nhựa. Những thành phần phế liệu còn lại không tái chế được chuyển thành rác như nhãn mác của các chai nhựa, đồ gia dụng, xốp… Chính những phế phẩm không được tái chế này trở thành nguyên nhân chính gây ô nhiễm tại đây.

Ngoài ra theo điều tra của phóng viên thì hầu hết các xưởng tái chế đều không có hệ thống xử lý nước thải hoá chất tẩy nhựa, dung dịch thừa trong các chai nhựa và nguồn nước thải nên gây ô nhiễm nguồn nước.

Theo bà Lương nguồn nước tại địa phương đang bị ô nhiễm từ hoạt động tái chế phế liệu do nước thải từ đây chảy thẳng vào hệ thống nước thải sinh hoạt rồi đi vào hệ thống sông đào gần đó...

Cả làng có tới hàng trăm hộ tham gia tái chế rác thải nhựa...

Bà Trần Thị Lương (Sn 1959), một người dân làng Xà Cầu cho biết, cả làng đã làm nghề này hơn 15 năm nay.

Theo bà Lương cho biết lượng rác sinh ra từ quá trình phế liệu bị một số người thiếu ý thức đem ra đồng đốt, khói bay vào làng gây ô nhiễm. "Làng này nhiều người ung thư lắm", bà Lương cho biết.

Rác thải nhựa từ rất nhiều nơi quanh Hà Nội được thu gom về đây.

Các loại phế liệu có đủ loại từ chai lọ nhưa, thúng sơn, tivi hỏng, chậu, hay cả ống nước...

Có thể nói không ngoa rằng ở đây đi đâu cũng thấy phế liệu nhưa. Từ trong nhà, đến ngoài vườn, đường làng...

... hay chất đống ngoài đồng như thế này.

Thậm chí có cả trên cây...

Phế liệu tại đây được phân loại, rửa sạch, sau đó sẽ đem vào máy nghiền.

Những hạt nhựa sau quá trình ép nghiền sẽ được tái chế thành các sản phẩm mới.

"Nghề mới" này cho thu nhập khá hơn làm nông nên có rất nhiều người làng tham gia làm. Tuy nhiên, việc các cơ sở tái chế tự phát hoạt động cũng gây ra việc ô nhiễm môi trường.

Trần Thị Lương, 60 tuổi (ảnh) cho biết việc đốt các phế phẩm trong quá trình tái chế ở ngoài đồng khiến môi trường của làng xấu đi nghiêm trọng.

Trong đó việc nước thải từ quá trình tái chế nhựa chưa được xử lý mà chảy thẳng vào hệ thống nước thải sinh hoạt khiến tình hình ô nhiễm thêm trầm trọng.

Làng Xà Cầu có lẽ cần một biện pháp triệt để hơn nữa để giải quyết tình trạng ô nhiễm hiện nay.

Theo CAND

Bạn đang đọc bài viết Ngôi làng vật vã vì rác thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...