Thứ năm, 28/03/2024 15:27 (GMT+7)

Người lao động cần tham gia bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp

MTĐT -  Thứ bảy, 07/07/2018 06:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công đoàn với mạng lưới sâu rộng tại các xí nghiệp, địa phương chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng, bởi chỉ người lao động mới biết mức độ tuân thủ bảo vệ môi trường ra sao.

Ô nhiễm môi trường vẫn còn nhức nhối

Theo số liệu của Bộ TN&MT, hàng năm nước ta có hơn 2.000 dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Cả nước hiện có 878 khu đô thị (KĐT), 283 khu công nghiệp (KCN), 615 cụm công nghiệp (CCN), hơn 500.000 cơ sở sản xuất, trên 3.500 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, hơn 5.000 làng nghề, hơn 13.500 cơ sở y tế, hơn 2 triệu ôtô, 40 triệu xe gắn máy, hơn 36 triệu gia súc, gia cầm, hơn 1 triệu ha nuôi trồng thuỷ sản,...

Hàng ngày phát sinh hơn 3.000.000 m3 nước thải sinh hoạt, 550.000 m3 nước thải công nghiệp, 125.000 m3 nước thải y tế. Hàng năm phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải công nghiệp nguy hại, hơn 17.000 tấn chất thải y tế nguy hại.

Mỗi năm, sử dụng hơn 100.000 tấn hoá chất bảo vệ thực vật, trong đó có 80% sử dụng sai mục đích, không đúng kỹ thuật, 50% - 70% không được cây trồng hấp thụ, thải ra môi trường; phát sinh 76 triệu tấn rơm rạ, 85 - 90 triệu tấn chất thải chăn nuôi, 80 triệu tấn khí thải.

Trong những năm qua, thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên ngoài những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội, ta cũng thấy vấn đề nhức nhối về ô nhiễm môi trường, ở nhiều nơi vấn đề ô nhiễm môi trường diễn ra khá bức xúc, vấn đề môi trường đang là áp lực lớn đối với Việt Nam.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho hay: "Chúng ta có Luật Bảo vệ môi trường, có chiến lược bảo vệ môi trường. Luật và các văn bản dưới luật có quy định cụ thể trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Ông Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.

Nếu xét trên bình diện chung, Việt Nam là quốc gia đi sau nhưng có hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường hoàn chỉnh. Việt Nam có Luật Bảo vệ môi trường ra đời sớm và có nhiều luật khác như Luật Đa dạng sinh học, Luật Thuỷ sản, Luật Tài nguyên và Môi trường biển,… Hệ thống quy định về pháp luật khá hoàn chỉnh” .

Vai trò của người lao động trong việc trực tiếp bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp

Vai trò của NLĐ và tổ chức công đoàn đối với nhiệm vụ giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh được quy định tại Khoản 2 Điều 145 của Luật Bảo vệ Tài nguyên môi trường.

Theo đó, NLĐ có thể thông qua tổ chức công đoàn với vai trò là một tổ chức chính trị-xã hội thực hiện nhiệm vụ giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ TNMT thông qua thực hiện quyền:

Cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; 

Tham vấn đối với dự án có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; 

Tư vấn, phản biện về bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan theo quy định của pháp luật; 

Tham gia hoạt động kiểm tra về bảo vệ môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; 

Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, NLĐ sinh hoạt ở cộng đồng dân cư cón có thể thông qua người đại diện cộng đồng dân cư thực hiện quy định tại Khoản 1,2 và 3 Điều 46 của Luật Bảo vệ Tài nguyên môi trường. Trong đó, đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền: 

Yêu cầu chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ cungg cấp thông tin về bảo vệ môi trường thông qua đối thoại trực tiếp bằng văn bản, tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác bảo vệ môi trường ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; thu thập cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về thông tin cung cấp;

Yêu cầu cơ quan nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra, xử lý đối với cơ sở;

Tham gua đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của chủ cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ; thực hiện các biện pháp để bảo vệ về quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.

Để tăng cường sự giám sát của cộng đồng và đoàn viên công đoàn, vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Tài nguyên Môi trường đã kí chương trình phối hợp với 7 nội dung cụ thể để tăng cường vai trò của các thành viên công đoàn trong giám sát, thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp địa phương.

Công đoàn với mạng lưới sâu rộng tại các xí nghiệp, địa phương chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng, bởi chỉ người lao động mới biết mức độ tuân thủ bảo vệ môi trường ra sao. Hai bên tin tưởng rằng sự kiện kí kết giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ giúp chúng ta trong thời gian tới làm tốt hơn công tác bảo vệ môi trường. 

Phan Ngân

Bạn đang đọc bài viết Người lao động cần tham gia bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.