Thứ ba, 23/04/2024 14:16 (GMT+7)

Nhiều bãi tập kết cát trái phép ở Huế: Chính quyền “bất lực'

Nguyễn Hiền -  Thứ bảy, 26/05/2018 09:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều bãi tập kết cát trái phép ngang nhiên hoạt động, bất chấp pháp luật khiến người dân bức xúc. Trong khi đó, chính quyền ở huyện Phong Điền đến nay vẫn chưa có cách giải quyết

Mới đây, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được thông tin phản ánh của nhiều bạn đọc về việc, các bãi tập kết các mọc tự phát trên địa bàn các xã Phong Hiền, Phong Sơn, Phong An thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, tiếp tục hoạt động gây ô nhiễm, lượng xe tải chở cát lưu thông ra, vào từ các bãi tập kết khiến đường xá xuống cấp, gây mất an toàn giao thông.

Theo tìm hiểu, trên địa bàn huyện Phong Điền có 9 bãi tập kết vật liệu xây dựng được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đưa vào quy hoạch. Thế nhưng, theo báo cáo từ Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phong Điền: Qua kiểm tra thực tế, trên địa bàn huyện hiện có 20 bãi tập kết vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân.

Một số bãi cát tự phát gần dưới chân cầu An Lỗ không có bản hiệu và hàng rào che chắn. Ảnh: Nguyễn Hiền

Cụ thể, ở xã Phong Sơn có 4 bãi ( 1 bãi được quy hoạch và 3 bãi tự phát ), xã Phong An 5 bãi ( 1 bãi ngừng hoạt động, 2 bãi quy hoạch và 2 bãi tự phát ), xã Phong Hiền 4 bãi ( 2 bãi đã được quy hoạch, 2 bãi hoạt động tự phát ), xã Phong Bình có 6 bãi ( 2 bãi được quy hoạch, 4 bãi hoạt động tự phát ) và xã Phong Thu 1 bãi có quy hoạch.

Sau khi kiểm tra, 20 bãi tập kết vật liệu xây dựng nói trên đều hoạt động chưa đúng theo các quy định tại điều 4 – Quyết định 936 cuả UBND tỉnh, nên đã yêu cầu UBND các xã kiên quyết đóng cửa đối với các bãi tự phát.

Mặc dù, quy định là vậy nhưng các bãi tập kết cát trái phép này vẫn ngang nhiên hoạt động, còn chính quyền địa phương thì lại “bất lực” trong cách xử lý và giải quyết.

Tại một bãi cát tự phá thoạt động mua, bán cát vẫn diễn ra rất nhộn nhịp. Ảnh: Nguyễn Hiền

Có mặt tại một số bãi tập kết cát trên địa bàn xã Phong Hiền, theo ghi nhận của PV gần dưới chân cầu An Lỗ dọc theo sông Bồ, có đến 4 bãi tập kết cát nằm liền kề nhau, hằng ngày ở các bãi tập này vẫn diễn ra hoạt động mua bán cát nhôn nhịp, lượng xe tải chở cát lưu thông ra, vào khá nhiều.

Xung quanh các bãi tập kết đều không có tường rào che chắn, và không hề có hệ thống xử lý chất thải, cát đưa đến đây được tập kết tràn lang trên những vùng đất trống phía sau nhà của nhiều hộ dân. Điều này khiến cuộc sống của bà con nơi đây bị đảo lộn.

Một hộ dân sống cạnh các bãi tập kết cát bức xúc cho biết, các bãi cát này đã mọc lên và đi vào hoạt động từ lâu, hàng ngày có đến cả chục lượt xe tải vào, ra chở cát khiến bụi bay bay mù mịt, làm cho đường xá hư hỏng nhiều lắm. “Thời gian qua chúng tôi cũng có phản ánh lên chính quyền địa phương về tình trạng gây ô nhiễm, nhưng đến nay chính quyền cũng chưa có hướng giải quyết cụ thể”.

Điều đáng nói hơn, mặc dù trên địa bàn huyện Phong Điền có đến 9 bãi tập kết cát được UBND tỉnh đưa vào quy hoạch, tuy nhiên theo lãnh đạo của Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phong Điền, mặc dù đã đưa vào quy hoạch nhưng hiện nay trên đại bàn không có bãi tập kết vật liệu xây dựng nào đáp ứng đúng các thủ tục theo quy định.

Cát được tập kết tràn lang trên những vùng đất trống phía sau nhà của nhiều hộ dân. Ảnh: Nguyễn Hiền

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, ông Hoàng Bá Nghiễm – Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phong Điền cho biết: Hiện nay trên địa bàn huyện Phong Điền có đến 20 bãi tập kết vật liệu xây dựng, tuy nhiên trong đó chỉ có 9 bãi được đưa vào quy hoạch, các bãi còn lại thì mọc tự phát.

“Qua kết quả rà soát tình hình thực hiện Quyết định số 936/QĐ – UBND của UBND tỉnh, chúng tôi đã đề xuất và kiến nghị giữ nguyên các bãi đã được quy hoạch và yêu cầu thực hiện đúng các quy định của UBND tỉnh, còn đối với các bãi mọc tự phát thì yêu cầu UBND các xã kiên quyết đóng cửa không cho phép hoạt động nữa”, ông Nghiễm nhấn mạnh.

Khi PV đặt câu hỏi tại sao đã yêu cầu UBND các xã kiên quyết đóng cửa các bãi tập kết vật liệu xây dựng, tuy nhiên cho đến nay thì các bãi đó vẫn tiếp tục hoạt động một cách công khai bất chấp pháp luật, thì ông Nghiễm nói: Trong tuần tới đây tôi sẽ cho đồng chí phụ trách mảng này sẽ trực tiếp đi làm việc này, anh em có lịch đây rồi, sẽ làm thẳng vụ này lên để yêu cầu chấm dứt các điểm tập kết này.

Thiết nghĩ, để xử lý các bãi tập kết vật liệu xây dựng mọc tự phát và gây ô nhiễm như hiện nay thì kính mong cơ quan chức năng cần quyết liệt hơn nữa để chấm dứt tình trạng hoạt động trái phép của các bãi tập kết và trả lại cuộc sống bình thường cho người dân.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều bãi tập kết cát trái phép ở Huế: Chính quyền “bất lực'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bảo tồn chim hoang dã: Cần một giải pháp hiệu quả và bền vững
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế quảng cáo và mua bán” nhằm hỗ trợ các nỗ lực thực thi Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã

Tin mới