Thứ sáu, 26/04/2024 06:23 (GMT+7)

Giải pháp cho hành trình giảm tải rác thải nhựa tại Việt Nam

MTĐT -  Thứ ba, 10/09/2019 14:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một chiếc túi nilon, sản xuất mất 5 giây, sử dụng trong vài phút, nhưng tồn tại và hủy hoại môi trường trong cả trăm năm. Vậy giải pháp nào cho hành trình giảm tải rác thải nhựa tại Việt Nam?

Rác thải nhựa ở khắp mọi nơi

Một chiếc túi nilon, chỉ mất 5 giây để sản xuất, nhiều khi chỉ được sử dụng trong 5 phút, tuy nhiên để phân hủy thì cần từ 500 - 1.000 năm.

Vì không bị tính chi phí xử lý, thu gom, mà chỉ tính chi phí sản xuất ra, cho nên giá rất rẻ: Ở những nước đang phát triển như Việt Nam, giá thành của các sản phẩm nhựa dùng 1 lần rất rẻ. Và khi giá rẻ thì sẽ được người dân dùng tràn lan, tiện lợi, bất cẩn. Và khi dễ dàng sử dụng quá thì cuối cùng mọi người sẽ quen sử dụng. Thậm chí, khi đi mua hàng, việc chúng ta được người bán hàng cho thêm túi nilon hay hộp nhựa để đựng đã trở thành... việc tất nhiên phải thế.

Một chiếc túi nilon, chỉ mất 5 giây để sản xuất, nhiều khi chỉ được sử dụng trong 5 phút, tuy nhiên để phân hủy thì cần từ 500 - 1.000 năm.

Bên cạnh đó, đời sống xã hội phát triển lên thì làm tăng thêm những loại mặt hàng tiện ích và các dịch vụ giải trí khác nhau.

Lấy ví dụ tại các quán trà sữa hay quán cà phê, chúng ta sẽ thấy rất nhiều cốc, đĩa, thìa, ống hút… bằng đồ nhựa thay thế cho đồ sứ, thủy tinh. Cuối mỗi ngày, các nhân viên của quán chỉ việc quẳng tất cả những đồ nhựa đó ra thùng rác, không tốn nước, không tốn nhân công cọ rửa... Thế là, các hệ thống nhà hàng càng ngày càng ỷ lại vào đồ nhựa.

Nhựa, khi phân hủy, không biến mất hoàn toàn mà trở thành những hạt vi nhựa và những hạt vi nhựa đó lắng trong nước biển, nằm trong chuỗi thức ăn của động thực vật và cuối cùng chúng trở lại cơ thể con người.

Ngay cả sau khi tái chế, dung môi hữu cơ (metanol, cyclohexan và heptan), các chất khơi mào (kali persulfate và benzoyl peroxide), chất xúc tác và các chất phụ gia khác vẫn có thể được tìm thấy trong thành phần của nhựa. 

Tại Việt Nam, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm nhựa trên thị trường gặp nhiều khó khăn nên không tránh khỏi việc các loại nhựa không đảm bảo an toàn được bày bán ra thị trường.

Chính sách thuế để hạn chế sản phẩm nhựa

Một số chuyên gia cho rằng, các loại túi nilon, màng bọc thực phẩm bằng nilon cần phải được áp thuế cao, thậm chí cấm sản xuất và cung ứng trên thị trường. Thói quen sử dụng sản phẩm chỉ được thay đổi khi có sự tác động về lợi ích, tài chính và thời gian. Nên chỉ khi việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trở nên đắt đỏ, hoặc được coi là trái pháp luật thì mới đem lại hiệu quả.

Theo tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngay sau lễ ra quân chống rác thải nhựa vào ngày 9/6, một số địa phương đã triển khai ký cam kết với các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị về lộ trình không sử dụng sản phẩm đồ nhựa dùng một lần.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa, túi nilông; đặc biệt, cần có các giải pháp về quản lý thông chính sách kinh tế, chính sách thuế để hạn chế những sản phẩm đồ nhựa dùng 1 lần.

Trong đó, cần có những áp dụng mức thuế cao hơn với các sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường. Đồng thời có chính sách tài chính khuyến khích hỗ trợ các nhà sản xuất có công nghệ mới, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, khuyến khích hỗ trợ người dân bằng những sản phẩm thân thiện với môi trường để từng người, từng nhà bỏ thói quen dùng túi nilông.

Tại hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp tục khẳng định quyết tâm chống rác thải nhựa, hạn chế tối đa đồ nhựa dùng 1 lần và không thân thiện với môi trường. Việt Nam cũng đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2021 các cửa hàng, các chợ, các siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần; đến năm 2025 cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần.

Nguồn: Tổng Hợp

Hương Thơm

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp cho hành trình giảm tải rác thải nhựa tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.