Thứ sáu, 26/04/2024 03:44 (GMT+7)

Ô nhiễm không khí làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần

MTĐT -  Thứ năm, 22/08/2019 10:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ô nhiễm không khí không chỉ gây ra các bệnh về phổi và giảm tuổi thọ của con người mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần.

Đây là cảnh báo của các nhà khoa học đưa ra trong công trình nghiên cứu công bố ngày 20/8 trên tạp chí PLOS Biology của Mỹ.

Để đưa ra kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh dữ liệu sức khỏe và mức độ phơi nhiễm với các chất ô nhiễm trong không khí của 151 triệu người dân Mỹ và 1,4 triệu người dân ở Đan Mạch.

Cụ thể, đối với các bệnh nhân Đan Mạch nói riêng, các nhà nghiên cứu so sánh dữ liệu về sức khỏe tâm thần và mức độ phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trong 10 năm đầu đời.

Trong khi đó, ở Mỹ, dữ liệu này được so sánh với mức độ phơi nhiễm trong thời gian thực.

Theo các nhà nghiên cứu, tình trạng phơi nhiễm với các chất bụi bẩn trong không khí từ thuở bé có liên quan tới việc gia tăng hơn gấp hai lần nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt ở những bệnh nhân Đan Mạch, cũng như gia tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn nhân cách, trầm cảm và lưỡng cực.

Dữ liệu ở Mỹ còn cho thấy mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và tình trạng bệnh trầm cảm và rối loạn lưỡng cực nghiêm trọng hơn.

Ảnh minh họa: Internet.

Chuyên gia Andrey Rzhetsky thuộc Đại học Chicago (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu trên, cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh về tâm thần và ô nhiễm không khí là một yếu tố mới mà các nhà khoa học nghĩ đến.

Theo ông, kết quả nghiên cứu trên loài chó và động vật thuộc họ gặm nhấm cho thấy sau khi được hít vào cơ thể, các chất ô nhiễm trong không khí có thể xâm nhập vào não bộ, gây viêm và dẫn đến những triệu chứng gần giống với trầm cảm. Ông nhận định hiện tượng tương tự hoàn toàn có thể xảy ra ở con người.

Mới đây, New York Post cho biết, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học King, London (Anh) đã tiến hành điều tra 2.062 thanh niên 18 tuổi và đo mức độ ô nhiễm gần nơi các thanh niên này sinh sống.

Khoảng 30% trong nhóm này cho biết họ đã mắc ít nhất một chứng bệnh tâm thần từ khi 12 tuổi như có cảm giác bị người khác theo dõi và soi mói, luôn nghe thấy một giọng nói lạ.

Theo nghiên cứu, những chứng bệnh trên xảy ra ở nhóm thanh thiếu niên là vì khu vực sống của họ có chứa những hợp chất ô nhiễm như ôxít nitơ, điôxít nitơ và những hạt nhỏ độc hại khác.

Các hợp chất này truyền từ phổi vào máu và gây viêm não. Nó thật sự nguy hại đối với trẻ em bởi trẻ em tiếp xúc với những chất này có khả năng mắc bệnh tâm thần cao hơn 72% so với bình thường.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí đã cướp đi sinh mạng của 7 triệu người trên thế giới mỗi năm, tương đương 13 ca tử vong mỗi phút, nhiều hơn tổng số trường hợp tử vong do các nguyên nhân như chiến tranh, giết người, lao, HIV/AIDS và sốt rét.

Kết quả một công trình nghiên cứu do Viện Nghiên cứu những tác động đối với sức khỏe của Mỹ, công bố hồi đầu năm nay cho thấy ô nhiễm không khí có thể làm giảm trung bình 20 tháng tuổi thọ của trẻ em.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm không khí làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.