Thứ bảy, 20/04/2024 06:31 (GMT+7)

Quảng Bình: Rác thải ngập tràn chợ quê Lý Hòa

MTĐT -  Thứ sáu, 03/11/2017 08:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Là nơi trung tâm giao thương buôn bán của người dân xã Hải Trạch và các vùng lân cận thuộc huyện Bố Trạch. Thế nhưng Chợ Lý Hòa lại bị rác thải bủa vây.

Thời gian gần đây, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam Điện tử nhận được rất nhiều phản ánh của người dân về vấn đề tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra tại ngôi chợ này. Theo đó, khoảng đất ven sông chạy dọc phía sau chợ hiện ngập tràn trong rác. Những đống rác thải sinh hoạt được đổ chất thành đống nằm vương vãi khắp nơi, có chỗ rác ngập tràn cả xuống sông rất ô nhiễm.

Theo quan sát của PV, đủ loại rác thải từ những chai lọ, túi ni – lon cho đến các loại giầy dép cũ, thùng xốp to bị vứt vương vãi dọc theo chợ. Đặc biệt có nhiều chỗ, những bao tải lớn chứa đầy rác thải bên trong bị người dân vứt xuống sông nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối.

Chợ Lý Hòa ngập tràn trong rác đã nhiều năm nay.

Nhiều người dân sống gần đây cho biết, thực trạng này đã diễn ra từ năm này qua năm khác. Sau mỗi buổi tan chợ, các loại rác thải bị các tiểu thương xả ra một cách vô tội vạ. Mặc dù trong chợ vẫn có bãi tập kết rác thải nhưng nhiều người vẫn thiếu ý thức vứt rác tràn lan khắp chợ.

Rác thải đổ tràn cả xuống sông phân hủy khiến nước xung quanh đen ngòm bốc mùi nồng nặc. Người dân sống ở đây lo sợ nếu tình hình này tiếp tục kéo dài sẽ khiến cho dòng sông phía sau chợ bị ô nhiễm.

Mỗi khi mực nước dâng cao hay bão lũ, rác thải ở đây sẽ trôi theo dòng nước trôi ra biển hay tấp vào các bờ kè, cống rãnh gây ra tắc nghẽn dòng chảy cũng như phân tán nguồn nước bị ô nhiễm ra bên ngoài. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống mưu sinh của hàng rất nhiều hộ dân sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên dòng sông này. 

Các loại rác thải từ chai lọ, túi ni – lon cho đến các bao tải lớn chứa đầy rác được vứt bừa bãi.

Anh Nguyễn Trung Hầu (xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch) cho biết dân ở đây rất bức xúc về việc rác thải bị vứt bừa bãi ở ngôi chợ này. Theo anh, một số tiểu thương tại đây ý thức rất kém. “Họ xả rác vô tội vạ mà chẳng để ý đến dân cư xung quanh. Sau mỗi buổi tan chợ, các loại chai lọ, bao bì đều bị vứt ra đây hết, dân nhìn bực mà cũng đành bất lực chú à. Lâu lâu cũng có đội môi trường đến thu gom rác nhưng hôm nay dọn xong ngày sau người ta lại vứt ra tiếp”, anh Hầu nói trong bức xúc.

Rác thải ngập tràn từ trên bờ tràn xuống cả dưới sông.

 Còn chị Nguyễn Thị Hoa thì than thở: “Trời nắng ruồi nhặng bay kín cả một vùng, trời mưa thì mùi hôi thối nồng nặc bốc lên, nước dưới sông đen ngòm rất ô nhiễm. Nhiều khi đi chợ mà phải ra phía sau mua hàng mình cũng ngại”.

Nhiều chỗ rác phân hủy khiến nước sông đen ngòm bốc mùi hôi thối.

Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Huy – Chủ tịch UBND xã Hải Trạch cho biết, chính quyền xã luôn chú trọng đến đầu tư đến công tác quản lý môi trường trên địa bàn. Việc chợ Lý Hòa đang bị rác bao vay một phần do ý thức một số tiểu thương ở đây còn rất kém. 

Mặc dù vẫn có đội thu gom xử lý rác thường xuyên nhưng tình hình ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện.

Theo chủ trương của xã, cứ 2, 3 ngày sẽ có đội xử lý rác đến để thu gom rác tại đây. Trong thời gian tới, để hạn chế tình trạng này chính quyền địa phương sẽ tăng cường công tác tuyền truyền, kết hợp với kiểm tra xử lí. Nếu bắt gặp bắt cứ trường hợp nào vi phạm sẽ bị xử phạt thích đáng.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Bình: Rác thải ngập tràn chợ quê Lý Hòa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Quốc Huy

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...