Thứ sáu, 29/03/2024 12:26 (GMT+7)

Quảng Ngãi: Gỡ nút thắt khu xử lý rác thải Nghĩa Kỳ

Minh Trí -  Thứ bảy, 26/09/2020 10:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều giải pháp, kiên quyết gỡ nút thắt cho khu xử lý rác thải Nghĩa Kỳ (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) hoạt động trở lại.

Môi trường bị ô nhiễm

Sau cơn mưa chiều muộn, chúng tôi có mặt tại khu xử lý rác thải Nghĩa Kỳ và chứng kiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc cả vùng. Dù bịt khẩu trang, nhưng tôi như ngợp thở trước không khí ô nhiễm nặng nề. Nhiều gia đình hiện sống gần khu bãi rác tỏ thái độ bất bình: “Chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần tại các cuộc tiếp xúc cử tri nhưng vẫn chưa thấy giải quyết. Trong khi đó bãi rác ngày càng phình ra, gây ô nhiễm nặng hơn. Người già chúng tôi sao cũng được, chỉ xót cho thế hệ con cháu ở đây mà thôi!”.

Người dân xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa bức xúc vì rác thải gây ô nhiễm môi trường

Bà Hồ Thị Nhạn (52 tuổi), sống cách khu bãi rác khoảng 900m, chỉ tay về những đống rác rơi vãi trên nền bờ taluy của hồ chứa rác, bức xúc: “Họ đổ rác lung tung, vương vãi khắp nơi. Mỗi khi mưa xuống, nước tràn chảy ra sông suối, cá cũng không sống được. Bà con sống ở đây phải thường xuyên chịu cảnh mùi hôi thối nồng nặc từ bãi rác thổi vào”.

Ngoài việc ô nhiễm không khí, đoàn công tác liên ngành của tỉnh mới đây cũng đã khảo sát, đánh giá thực tế cho thấy, nguồn nước ngầm khu vực này đang bị nhiễm bẩn, do nước rỉ từ bãi rác tràn ra các ao hồ, sông suối.

Được biết, bãi xử lý rác được tỉnh đầu tư xây dựng mới. Đây là khu thu gom, xử lý rác thải của Tp.Quảng Ngãi và các địa phương lân cận, có công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, công suất 85 tấn/ngày, với 3 hố chôn lấp và 3 hồ xử lý nước rỉ và một số hạ tầng khác cùng với 2 giếng quan trắc.

Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Quảng Ngãi: “Hệ thống xử lý nước rỉ tại bãi rác chưa được đầu tư công nghệ xử lý triệt để, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, tác động không nhỏ đến sức khỏe người dân. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người dân bức xúc, khiếu nại nhiều năm qua”.

Qua phân tích kết quả nước ngầm trong khu vực bãi rác của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, lượng vi khuẩn Coliform trong nước vượt so với tiêu chuẩn cho phép của Bộ TN&MT 800 lần. Quan trắc giếng nước của một số hộ dân ở thôn An Hội Nam 2, xã Nghĩa Kỳ, hàm lượng vi khuẩn Coliform vượt hơn 300 lần. Trong khi tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng E. Coliform bằng 0. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại, bởi về lâu dài nếu không được xử lý triệt để thì sức khỏe của hàng nghìn người dân sẽ bị đe dọa.

Nhà máy xử lý rác chậm tiến độ

Để xử lý triệt để những tồn tại về môi trường tại khu thu gom, xử lý rác thải của Tp. Quảng Ngãi và các huyện lân cận, gần, gần đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển xây dựng Miền Bắc làm chủ đầu tư với tổng kinh phí trên 300 tỷ đồng. Mục tiêu dự án là xử lý rác thải sinh hoạt, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, tái chế phế liệu, có công suất xử lý 250 tấn rác/ngày trên quy mô diện tích khoảng 11 ha nằm trong phạm vi khu xử lý chất thải rắn Nghĩa Kỳ đã được quy hoạch trên địa phận xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa.

Người dân nêu ý kiến bức xúc vì bãi rác Nghĩa Kỳ gây ô nhiễm môi trường

Tuy nhiên, trong hai năm qua, do gặp khó khăn tài chính nên nhiều hạng mục công trình xây dựng của Nhà máy vẫn còn dở dang. Mặc dù nhiều lần xin gia hạn giãn tiến độ và cam kết nhưng đến nay, dự án trên vẫn chưa thể hoàn thành. Vì vậy, Công ty Miền Bắc đã đào hố, thực hiện chôn lấp rác thải tạm thời, không xử lý mùi triệt để, nên để xảy ra sự cố về môi trường, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân xung quanh. Do đó, nhân dân xã Nghĩa Kỳ đã tập trung đông người, cản trở, ngăn chặn không cho xe vận chuyển rác thải lên khu vực này, gây khủng hoảng về xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Tp. Quảng Ngãi và một số địa phương lân cận trong thời gian dài.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ngãi: Gỡ nút thắt khu xử lý rác thải Nghĩa Kỳ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới