Thứ sáu, 19/04/2024 20:23 (GMT+7)

Rác là tài nguyên và cần sử dụng tài nguyên sao cho hợp lý

Lam Vy -  Thứ năm, 21/11/2019 07:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Biện pháp thu khí gas sẽ tận dụng tối đa được nguyên liệu thắp sáng và thậm chí là chạy phát điện.Tôi khuyến khích nên làm phương pháp này vì rác là tài nguyên, cần sử dụng tài nguyên hợp lý".

Mới đây theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện tại Việt Nam có 660 bãi chôn lấp và mỗi ngày tiếp nhận khoảng 20.200 tấn rác. Điều đáng nói là trong số 660 địa điểm xử lý chất thải này chỉ có 30% được xếp loại là bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lớp che phủ hàng ngày trên rác thải.

660 địa điểm xử lý chất thải nhưng chỉ có 30% đạt tiêu chuẩn

Hai thành phố lớn là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng có các bãi chôn lấp lớn với diện tích tương ứng 85 ha và 130 ha. Nhưng chỉ có 9% bãi chôn lấp có cân trọng lượng, 36% có lớp lót đáy. Hầu hết các bãi chôn lấp không có máy đầm nén, hệ thống thu gom khí, xử lý nước rỉ rác, hoặc hệ thống quan trắc môi trường và quản lý kém, chủ yếu do thiếu kinh phí.

Chính vì điều này đã gây ra nhiều vấn đề, rủi ro về môi trường và sức khỏe, đặc biệt ở những vùng có mức phát sinh chất thải lớn và mật độ dân số cao, bao gồm: ô nhiễm nước ngầm tác động trực tiếp đến giếng nước của cộng đồng đang sống xung quanh bãi chôn lấp; ô nhiễm nguồn nước mặt thông qua việc xả thải các chất thải lỏng độc hại do không xử lý nước rỉ rác một cách đầy đủ hoặc do các hoạt động vận hành kém; ô nhiễm không khí do khí thải từ bãi chôn lấp hoặc từ việc đốt rác thải lộ thiên; rủi ro về sức khỏe, đặc biệt là đối với những người nhặt rác; động vật (ruồi, gián, chuột) lây lan bệnh tật; và phát tán chất thải, đặc biệt là nhựa, vào môi trường xung quanh và sau đó là vào hệ thống sông ngòi và đại dương.

Việt Nam có 660 bãi chôn lấp và mỗi ngày tiếp nhận khoảng 20.200 tấn rác. Điều đáng nói là trong số 660 địa điểm xử lý chất thải này chỉ có 30% được xếp loại là bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lớp che phủ hàng ngày trên rác thải.

Để tìm hiểu rõ hơn về quy chuẩn của một bãi rác hợp vệ sinh, những mặt hạn chế trong việc xử lý rác thải tại nước ta và biện pháp khắc phục tình trạng rác thải không được xử lý đúng quy trình. PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc trao đổi nhanh với TS. Nghiêm Xuân Đạt - Nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Xã hội Hà Nội, hiện là Phó Chủ tịch Hiệp Hội Môi trường, Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam.

Ông Đạt cho biết:“Muốn xây dựng các bãi rác và bãi chôn lấp đúng quy chuẩn thì khi thi công cần phải có lớp lót đáy, lớp lót này là đất sét đầm sau đó là các lớp vải điện lỹ thuật trải dưới đáy để nước rỉ rác không ngấm dưới mạch nước ngầm.

Đường đi vào bãi rác phải thiết kế khoa học, xung quanh bãi rác cần phải trồng cây xanh để hạn chế bụi, giảm tiếng ồn của xe chở rác và tạo ra nhiều khí oxy trong bãi rác".

"Còn quy trình đổ rác thì phải đúng theo quy định, tùy theo thiết kế có thể đổ 20cm- 40 cm rác phải phủ lớp vật liệu trơ hoặc phủ đất, phải thường xuyên phun chế phẩm sinh học. Đồng thời các bãi rác cần phải có hệ thống quan trắc để theo dõi nguồn nước ngầm, chất lượng không khí…. bắt buộc phải có

. Thanh tra môi trường, cảnh sát môi trường và các cơ quan quản lý cấp trung ương phải định kỳ tổ chức thanh tra, thậm chí phải thanh tra đột xuất để uốn nắn, xử lý những trường hợp vi phạm”. Ông Đạt cho hay.

TS. Nghiêm Xuân Đạt - Nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Xã hội Hà Nội, hiện là Phó Chủ tịch Hiệp Hội Môi trường, Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam.

Được biết trong bãi chôn lấp tạo điều kiện cho vi sinh vật kỵ khí phát triển và từ đó bắt đầu hình thành giai đoạn thành khí methanne.

Bàn về vấn đề này, ông Đạt cho biết thêm: “Biện pháp thu khí gas sẽ tận dụng tối đa được nguyên liệu thắp sáng, đun nấu và thậm chí là chạy phát điện. Tôi khuyến khích nên làm phương pháp này vì rác là tài nguyên, ta cần phải biết sử dụng tài nguyên hợp lý”.

Cần có chế tài xử phạt, xử lý nghiêm với hành vi đổ trộm rác thải

Thời gian vừa qua, tình trạng đổ trộm rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng, đốt trực tiếp những vật liệu đó gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại một số phường trên địa bàn Hà Nội khiến người dân vô cùng bức xúc. Điều đáng nói là các vụ việc trên chưa được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý triệt để. Khi đề cập tới vấn đề này, ông Đạt nhấn mạnh:

Thứ nhất, các bãi rác nhỏ, tự phát không hợp vệ sinh cần phải có biện pháp xử lý kiên quyết. Kiểm tra, ấn định thời hạn đối với chính quyền địa phương trong thời gian từ 1-3 tháng phải xử lý dứt điểm các điểm đổ rác không đúng quy định. Nếu chính quyền, các cơ quan chức năng không làm được thì cần phải chịu trách nhiệm, vai trò của HĐND cần phải phát huy đối với các cử tri.

Còn đối với các hành vi đổ phế thải, vật liệu xây dựng ra ngoài thì đổ ra phường nào thì lãnh đạo phường đó phải chịu trách nhiệm, công an phải chịu trách nhiệm. Vì mỗi phường đều có UBND phường, lực lượng công an phường thì tại sao lại không thể xử lý được các hành vi đổ trộm đó. Chỗ nào hay đổ trộm thì gắn camera theo dõi để biết và xử lý. Tuyên truyền, vận động người dân quan sát, theo dõi các hành vi đổ trộm và thông báo lại cho các cơ quan chức năng để xử lý.

Cần có chế tài xử phạt, xử lý nghiêm với hành vi đổ trộm rác thải.

Thứ hai, cần rà soát lại các quy định, nếu hình thức phạt không đủ sức răn đe để họ sợ thì cần phải nâng mức phạt. Trong việc này Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên Môi trường cần phải bổ sung thêm ý kiến để trình lên Quốc hội xem xét để chỉnh sửa luật". Ông Nghiêm Xuân Đạt trao đổi với PV. 

Rác thải tại Việt Nam luôn là vấn đề nhức nhối đối với sự phát triển của đất nước, bởi chúng ta chưa biết tận dụng tối đa vào tài nguyên rác. Muốn thay đổi được nhận thức của các cá nhân, tập thể thì cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Đối với nhà nước thì cần đưa ra các quy định, chính sách rõ ràng, nghiêm túc để thực hiện theo hướng tích cực, bảo vệ môi trường.

Bạn đang đọc bài viết Rác là tài nguyên và cần sử dụng tài nguyên sao cho hợp lý. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...