Thứ bảy, 20/04/2024 11:54 (GMT+7)

Rơm rạ: Tăng giá trị từ phế phẩm thành sản phẩm

Phan Ngân -  Thứ sáu, 29/06/2018 08:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với hàng triệu tấn rơm rạ khô mỗi năm, nếu không xử lý tốt, không những không tận dụng nguồn hữu cơ mà còn gây ô nhiễm môi trường.

Việt Nam chiếm khoảng 10% lượng khí nhà kính từ lúa gạo toàn cầu

Việc đốt rơm rạ ngay tại cánh đồng là một vấn đề lớn trong các hệ thống canh tác lúa thâm canh dẫn đến ô nhiễm môi trường, canh tác không bền vững và tăng phát thải khí nhà kính.

Theo Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI), hiện mỗi năm Việt Nam đốt lãng phí trên 20 triệu tấn rơm rạ, chiếm khoảng 60%. Việc làm này không chỉ lãng phí mà còn gây ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính, cản trở giao thông…

Đặc biệt, ngày 3/4 trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Nguyên nhân ban đầu được xác định là người điều khiển phương tiện bị che khuất tầm nhìn vì khói rơm dày đặc hai bên tràn vào đường. Sự việc này khiến Bộ GTVT ra văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố, Tổng cục Đường bộ tăng cường các giải pháp ngăn ngừa tình trạng người dân đốt rơm rạ ảnh hưởng đến đường bộ.

Vụ tai nạn nghiêm trọng do đốt rơm rạ.

Các chất hữu cơ trong rơm rạ trong quá trình đốt sẽ biến thành các chất vô cơ làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng, một lượng lớn nước bị bốc hơi. Quá trình đốt rơm rạ ngoài trời không kiểm soát được lượng dioxid carbon (CO2) cùng với CO, CH4, NO2, SO2,... các khí trên đều rất có hại cho sức khỏe con người và làm tăng mức thải khí nhà kính vào bầu khí quyển.

Về vấn đề trên, GS.TS Phạm Văn Toản, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) chia sẻ: trong quá khứ, rơm rạ được coi là một loại sản phẩm phụ đa mục đích đối với người nông dân Việt Nam (sử dụng để đun nấu, lợp mái nhà, làm thức ăn chăn nuôi…). Nhưng khi ngành trồng trọt phát triển mạnh, sản lượng lúa ngày càng gia tăng, nguồn rơm rạ được tạo ra hàng năm tại Việt Nam là rất lớn (ước tính khoảng 50 triệu tấn/năm), thì rơm rạ lại dư thừa và trở thành nguồn chất thải cần xử lý.

Nguồn rơm rạ được tạo ra hàng năm tại Việt Nam là rất lớn.

Cũng chia sẻ về điều này, TS. Bjoern Ole Sander - Trưởng đại diện IRRI Việt Nam cho hay: lượng khí nhà kính phát thải từ sản xuất lúa gạo của Việt Nam chiếm khoảng 10% lượng khí nhà kính từ lúa gạo toàn cầu. Việc để lại rơm và gốc rạ trên ruộng ngập nước có nguy cơ làm tăng khí nhà kính từ 2 - 3 lần, khí nhà kính có thể giảm thiểu bằng cách làm tơi xốp đất.

Ông Bjoern Ole Sander nhấn mạnh: loại bỏ rơm rạ khỏi đồng ruộng làm giảm lượng phát thải khí nhà kính so với để lại rơm rạ, loại bỏ một phần rơm rạ có thể là một giải pháp tạm thời để giữ chân đất, tạo thêm thu nhập và giảm phát thải. 

Lãng phí nguồn tài nguyên khổng lồ

Việt Nam đang sở hữu nguồn “tài nguyên” sinh khối rơm rạ khổng lồ, nhiều tiềm năng trong việc tái sử dụng. Rơm rạ là nguồn chất hữu cơ khổng lồ, chiếm đến 50% trọng lượng của cây lúa, mỗi hecta trồng lúa có 10 - 12 tấn rơm rạ. Hành động đốt rơm rạ chính là một hành động lãng phí tài nguyên. 

Thông thường sau các vụ thu hoạch lúa tại các địa phương, việc thu gom, xử lý rơm rạ chưa được chú ý quan tâm nên vẫn vứt bừa bãi, cản trở giao thông đi lại, gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí, sau khi nông dân gom lại và đốt thì khói rơm nghi ngút bao trùm cả vùng quê. Tất cả thực trạng này đều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống, sinh hoạt của con người.

Đốt rơm rạ vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa gây lãng phí tài nguyên.

Nếu không xử lý tốt không những không tận dụng nguồn hữu cơ mà còn gây ô nhiễm môi trường. Với hàng triệu tấn rơm rạ khô mỗi năm, đây là nguồn nguyên liệu quý nếu sử dụng hợp lý làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, trong quản lý đốt rơm rạ còn nhiều thách thức gồm: diện tích ruộng nhỏ manh mún; thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm từ tái sử dụng rơm rạ còn hạn chế; nhận thức của cộng đồng dân cư còn thấp…

Dự án quản lý rơm rạ tại Campuchia, Philippines và Việt Nam.

Để tận dụng nguồn tài nguyên từ rơm rạ, Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) và tổ chức BMZ (Đức) đã thực hiện dự án Dự án quản lý rơm rạ được triển khai trong 3 năm, bắt đầu từ tháng 2/2016 tại 03 nước: Campuchia, Philippines và Việt Nam.

TS. Martin Gummert - Trưởng dự án Quản lý rơm rạ (IRRI) cho biết: dự án đã thí điểm thu gom rơm rạ năm 2016, kết quả đã đóng góp 50% lượng rơm rạ trong mùa khô được thu gom, tương đương giảm 50% lượng rơm rạ bị đốt trong mùa khô; phát triển công nghệ cacbon hóa và ủ phân hữu cơ từ rơm rạ; phát triển các thực hành về sản xuất nấm rơm cải tiến và an toàn, được nhân rộng ở Campuchia và Philippine thông qua tập huấn; nâng cấp chuỗi giá trị và gắn kết rơm rạ vào thị trường các sản phẩm có giá trị cao.

Ủ phân hữu cơ, chế biến thức ăn gia súc, trồng nấm là một số phương pháp tăng giá trị của phế phẩm rơm rạ trong nông nhiệp.

Dự án thực hiện tập huấn cho giảng viên nguồn về quản lý rơm rạ bền vững cũng như hỗ trợ ra quyết định trong đầu tư máy cuộn rơm và dịch vụ thu gom rơm rạ. Lập kế hoạch xây dựng mô hình trình diễn về thu gom rơm rạ, ủ phân hữu cơ, chế biến thức ăn gia súc, trồng nấm và tổ chức các hội thi trình diễn thiết bị công nghệ thu gom xử lý rơm rạ.

Từ đó, đóng góp vào thúc đẩy các thực hành tại ĐBSCL khi có tới 30 - 50% lượng rơm rạ được thu gom trong mùa khô, tương đương giảm được 50% lượng rơm đốt trong mùa khô. Không những vậy, dự án còn tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân từ việc tận dụng và xử lý triệt để rơm rạ.

Bạn đang đọc bài viết Rơm rạ: Tăng giá trị từ phế phẩm thành sản phẩm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ