Thứ sáu, 19/04/2024 02:20 (GMT+7)

Rùng mình, sông Tô Lịch ngập ngụa rác sau Tết

MTĐT -  Thứ tư, 29/01/2020 11:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau những ngày nghỉ Tết Nguyễn đán 2020, rác thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy và khu dân cư lân cận thải trực tiếp ra khu vực sông Tô Lịch khiến dòng nước đầy rác thải bốc mùi hôi thối.

Theo Infonet, từ chiều 27/1 và sáng 28/1, tại bờ sông Tô Lịch đoạn Cầu Giấy đến cầu Cống Mộc lượng rác thải đổ ra đây rất nhiều.

Được biết, lượng thác thải ra sông Tô Lịch chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Theo một số công nhân vệ sinh, rác thải chủ yếu từ các cống ngầm đổ ra sau cơn mưa lớn và rác thải người dân vô ý thức vứt trộm xuống sông những ngày Tết không có công nhân vệ sinh đi thu gom rác.

Ảnh: ANTĐ.

Nhiều người đi thể dục lắc đầu ngao ngán. Dòng sông bốc mùi hôi thối mỗi khi trời nắng, còn khi mưa lại ngập ngụa rác thải ảnh hưởng đến mỹ quan, sức khỏe người dân.

Những hình ảnh sông Tô Lịch ngập ngụa rác trong dịp Tết đã khiến nhiều người vô cùng bức xúc về ý thức bảo vệ môi trường của đại bộ phận người dân.

Sông Tô Lịch ngập ngụa rác thải sinh hoạt sau Tết. Ảnh: Internet.

Trao đổi với báo Đất Việt, TS Nguyễn Đức Hoàng - Viện Khoa học Tài nguyên Nước cho rằng, việc người dân xả rác, nước thải sinh hoạt ra sông Tô Lịch chính là vấn đề lớn nhất cần giải quyết trong giải pháp xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch.

"Nếu vẫn cứ xả rác, nước thải sinh hoạt trực tiếp ra sông Tô Lịch như hiện nay thì dòng sông sẽ bị quá tải, không kịp tự làm sạch. Trong khi đó, những loại rác thải sinh hoạt sẽ tác động tới chiều sâu của dòng sông nên không thể lưu thông dòng chảy, khiến nước ngày một ô nhiễm hơn" - ông Hoàng nói.

Những ngày này nhân viên dọn rác cũng rất vất vả để dọn dẹp, thế nhưng lượng rác thải đổ ra quá lớn nên tình trạng rác thải vẫn còn ứa đọng nhiều. Ảnh: Infonet.

Theo vị chuyên gia này, thời gian qua UBND TP. Hà Nội đưa ra nhiều dự án làm sạch sông Tô Lịch nhưng dường như "quên" mất điều căn bản là xác định nguồn ô nhiễm là rác, nước thải sinh hoạt của người dân và một số nhà máy.

Hiện nay, xử lý nước thải tại nguồn ở Hà Nội đang gặp phải 3 khó khăn lớn. Đầu tiên là chính sách, cơ chế quản lý, xử phạt đối với những người, cơ sở sản xuất, hộ gia đình xả thải bừa bãi không qua xử lý.

Tiếp đến là quỹ đất của chúng ta không đủ để phát triển hệ thống bể gom, xử lý nước thải sinh hoạt và cuối cùng là nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường

"Trước khi xử lý ô nhiễm thì cần ngăn chặn nguồn ổ nhiễm tiếp tục đổ ra sông, giảm khả năng dòng sông có thể ô nhiễm thêm trong quãng thời gian xử lý. Còn nếu vẫn để người dân xả rác, nước thải vô tội vạ như hiện nay thì rất khó" - ông Hoàng nói.

Ông Hoàng cho rằng, để xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch thì điều đầu tiên TP. Hà Nội cần có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của người dân, nhà máy đổ ra sông, đưa đến khu vực nhà máy xử lý. Bên cạnh đó, cần phải khởi thông dòng sông để tạo dòng chạy, tạo điều kiện dòng sông tự làm sạch một cách tự nhiên.

Thời gian qua, TP Hà Nội đã triển khai thí điểm hàng loạt biện pháp nhằm cải thiện môi trường hệ thống sông, hồ trên địa bàn nói chung và sông Tô Lịch nói riêng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những biện pháp đã thực hiện chưa đủ sức “hồi sinh” dòng sông này.

Muốn cải tạo sông Tô Lịch, các đơn vị có liên quan buộc phải trả lời, đáp ứng được những điều kiện như sau: Thứ nhất, ngăn được nguồn nước thải không đổ trực tiếp vào sông; thứ hai, phải đảm bảo mực nước tối thiểu để duy trì hệ sinh thái trong sông nhằm tạo cảnh quan cũng như nhu cầu tự làm sạch; thứ ba, phải tạo ra được dòng chảy cho sông Tô Lịch, bởi đã là sông phải có dòng chảy... Đó là chưa kể đến việc phải tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường sông Tô Lịch.

Theo các chuyên gia, biện pháp cải thiện môi trường bằng chế phẩm hay công nghệ (Redoxy 3C, Nano – Bioreactor) suy cho cùng chỉ là những biện pháp cắt ngọn. Bởi, để thực hiện biện pháp này, các chuyên gia sẽ đưa một lượng chế phẩm, máy móc xuống lòng sông để từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, do sông Tô Lịch thường xuyên có lượng nước bổ cập nên biện pháp này không phù hợp, việc bổ sung chế phẩm, máy móc, vừa tốn kinh phí nhưng hiệu quả chẳng khác gì chuyện “Dã Tràng xe cát biển Đông”.

Tương tự, đối với đề xuất dẫn nước sông Hồng bổ cập nước Hồ Tây từ đó cải thiện nước sông Tô Lịch. Biện pháp này đã giải được một số bài toán “hồi sinh” sông Tô Lịch như tạo được dòng chảy, pha loãng được mức độ ô nhiễm. Tuy nhiên, do chưa tách, ngăn chặn được nước thải chưa qua xử lý chảy xuống sông nên cũng chưa thể giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm của sông Tô Lịch.

Bạn đang đọc bài viết Rùng mình, sông Tô Lịch ngập ngụa rác sau Tết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.