Thứ năm, 25/04/2024 16:23 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 15/8

MTĐT -  Thứ tư, 15/08/2018 08:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

TP.HCM: Sẽ sơ tán hơn 500.000 người dân nếu bão mạnh đổ bộ; Phù Cát (Bình Định): Khó khăn, trở ngại trong thu gom rác thải tại các xã… là một số tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay.

TP.HCM: Sẽ sơ tán hơn 500.000 người dân nếu bão mạnh đổ bộ

Dù các cơn bão thường xuất hiện tại vùng biển Nam bộ vào dịp cuối năm, tuy nhiên để kịp thời, chủ động ứng phó với hiện tượng thời tiết nguy hiểm này, TP.HCM vừa ban hành phương án phòng chống khi bị bão đổ bộ trực tiếp.

Theo đó, nếu bão mạnh từ cấp 8 – 9 sắp đổ bộ, thành phố sẽ sơ tán 106.300 hộ với hơn 500.000 người. Riêng huyện Cần Giờ (nơi giáp biển) cần sơ tán 1.240 hộ với 4.400 người.

Trường hợp bão mạnh cấp 10 – 13 đổ bộ, số người cần sơ tán tại Cần Giờ là 8.300 (2.310 hộ). Trong khi đó huyện Nhà Bè (nơi nằm sát hai con sông lớn là Sài Gòn và Soài Rạp) sẽ sơ tán 11.350 người (2.239 hộ).

Các quận huyện còn lại sơ tán khoảng 103.000 hộ với 490.000 người. UBND TP nhấn mạnh, việc sơ tán cần hoàn thành trước từ 12 – 24h so với thời gian bão đổ bộ.

Thanh Hóa: Tập trung khơi thông dòng chảy trên các tuyến kênh, mương

Để tạo điều kiện cho công tác phòng, chống lụt bão, tiêu thoát lũ, thời gian qua Công ty TNHH MTV Sông Chu đã đôn đốc các chi nhánh thủy nông trực thuộc tập trung nạo vét, khơi thông dòng chảy, phá bỏ ách tắc trên các tuyến kênh tiêu.

Đến hết tháng 7/2018, các chi nhánh thủy nông đã nạo vét được 191.514m3/416.915m3 đất, đá, rác thải các loại trên các tuyến kênh tiêu. Hiện, còn một số tuyến kênh, sông tiêu trên địa bàn do công ty quản lý chưa được nạo vét, gồm: Cầu Trường Tuế, sông Mơ, thuộc địa bàn của chi nhánh thủy lợi Đông Sơn; sông Vinh, sông Đơ, sông Thọ Hạc, các kênh tiêu Trường Sơn, Nổ Vả, Hưng Phú, Thành Hưng, Đô Cương... thuộc chi nhánh thủy lợi TP Thanh Hóa; sông Hoàng, sông Nhơm, kênh tiêu Tân Dân, thuộc chi nhánh thủy lợi Triệu Sơn; sông Kênh Than, thuộc chi nhánh thủy lợi Tĩnh Gia.

Để hoàn thành kế hoạch khối lượng đề ra, công ty đang tiếp tục đôn đốc các chi nhánh thủy nông tập trung huy động lực lượng thực hiện công tác nạo vét; đồng thời, cử cán bộ thường xuyên kiểm tra hệ thống kênh tiêu, nhằm phát hiện kịp thời những đoạn ách tắc do bèo tây, bè mảng rau muống hoặc rác thải để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tiền Giang: Nhiều giải pháp xử lý sạt lở bờ biển, bờ sông

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, tình hình sạt lở bờ biển, bờ sông trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn ra nhanh chóng, nhiều về số điểm sạt và nghiêm trọng về mức độ. Trước tình hình trên, các ngành, các cấp tỉnh Tiền Giang đã có nhiều phương án xử lý khẩn cấp để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

Ông Nguyễn Thiện Pháp - Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Tiền Giang cho biết: Tiền Giang có 32 km bờ biển, trong đó có 21 km thuộc huyện Gò Công Đông và 11 km thuộc huyện Tân Phú Đông. Trước kia, bên ngoài bờ biển của tỉnh đã từng có một đai rừng phòng hộ khá dày từ 100m đến 800m. Thời gian gần đây rừng phòng hộ ven biển suy thoái dần, đặc biệt là từ năm 2000 đến nay.

Ông Nguyễn Thiện Pháp cho hay: Trước tình hình sạt lở ngày càng nghiêm trọng, các cấp, các ngành tỉnh Tiền Giang đã có nhiều phương án xử lý khẩn cấp để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Trong đó, về giải pháp phi công trình, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức các cuộc hội thảo để đánh giá tình hình sạt lở và đề xuất giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó, hằng năm tỉnh hỗ trợ huyện kinh phí để thực hiện tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc phòng ngừa sạt lở; trồng lục bình, cây chắn sóng, trồng cỏ mái sông, kênh, rạch để hạn chế sạt lở.

Đối với giải pháp công trình, các địa phương kiểm tra, rà soát, phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ sạt lở tại các khu vực sạt lở bờ sông, kênh, rạch. Chủ động huy động các nguồn lực của địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác để xử lý sạt lở bờ sông, kênh, rạch. Trong đó ưu tiên thực hiện các giải pháp di dời nhà ở, di dời công trình… để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhà nước và nhân dân.

Ngoài ra, nhằm giúp cho địa phương chủ động tiến hành xử lý ngay các điểm sạt lở, Sở NN&PTNT đã phối hợp với Sở Tài Chính tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn. Bên cạch đó, Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang đã triển khai thực hiện mô hình kè giữ lục bình và trồng cây để phòng chống sạt lở trên địa bàn các huyện, thị phía Tây.

Phù Cát (Bình Định): Khó khăn, trở ngại trong thu gom rác thải tại các xã

Mặc dù có công ty vệ sinh môi trường thực hiện dịch vụ thu gom rác thải, nhưng hoạt động này tại các xã: Cát Hưng, Cát Tiến, Cát Hải, Cát Chánh, huyện Phù Cát (Bình Định) còn gặp không ít khó khăn, trở ngại. UBND huyện Phù Cát và ngành chức năng liên quan cần có biện pháp hỗ trợ để hoạt động thu gom rác thải tại các xã khu Đông của huyện được hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.

Từ tháng 2.2018, Công ty TNHH Môi trường Cát Tiến (trụ sở tại xã Cát Tiến) chính thức đi vào hoạt động; thực hiện thu gom rác thải tại một số thôn của xã: Cát Tiến, Cát Hải và Cát Hưng. Hiện nay, đơn vị này đảm trách việc thu gom rác thải tại thôn: Phương Phi, Trung Lương, Phú Hậu (xã Cát Tiến); số lượng người dân tham gia dịch vụ khoảng 1.000 hộ.

Ngoài ra, Công ty ký hợp đồng thu gom rác thải với các hộ gia đình có nhà dọc tuyến tỉnh lộ 639 (xã Cát Hải) và dọc tuyến quốc lộ 19B (xã Cát Hưng); có gần 1.000 hộ dân ở 2 địa phương tham gia dịch vụ này.

Dù đạt được những tín hiệu khả quan bước đầu, nhưng không thể phủ nhận thực tế, tình trạng nhiều người dân vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi ra môi trường vẫn còn. Đặc biệt, tại các nơi dịch vụ thu gom rác thải chưa “vươn” tới, nạn vứt rác thải ra các khu vực công cộng khá nhức nhối.

Ông Đinh Hữu, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Chánh, cho biết: Chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân không vứt rác thải bừa bãi ra môi trường. Tuy nhiên, do xã chưa có dịch vụ thu gom rác thải nên tình trạng nhiều người dân lén lút vứt rác thải ra ven đường giao thông, mương nước, đồng ruộng, các khu đất trống… còn xảy ra.

Cũng theo ông Hữu: “Theo kế hoạch, Công ty TNHH Môi trường Cát Tiến sẽ thực hiện dịch vụ thu gom rác thải tại xã Cát Chánh. Tuy nhiên, do gặp một số khó khăn, vướng mắc, nhất là vấn đề kinh phí, nên đến nay đơn vị này chưa thể triển khai”.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 15/8. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.